Một Doanh nghiệp có năng lực về mọi mặt là rất ít, đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có những hạn chế nhất định. Do đó, cần lựa chọn chiến lược phù hợp để giúp Doanh nghiệp phát huy ưu thế và hạn chế các rủi ro, từ đó giúp quá trình đầu tư chuyển đổi của tổ chức đạt hiệu quả cao.  

Thực hiện chuyển đổi số (CĐS) là giải pháp được nhiều Doanh nghiệp lựa chọn triển khai hiện nay để có thể thích ứng với sự thay đổi của thị trường, tăng trải nghiệm khách hàng, tiết kiệm chi phí, từ đó giúp tăng doanh thu cho Doanh nghiệp. Vậy những yếu tố cần lưu ý khi chuyển đổi số cho Doanh nghiệp là gì? Hãy cùng NextPro tìm hiểu các thông tin hữu ích thông qua bài viết sau. 

Tại sao cần lưu ý khi chuyển đổi số?

luu-y-khi-chuyen-doi-so

LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Để tiến hành thực hiện một mục tiêu CĐS, nhà quản trị cần quan tâm đến những yếu tố liên quan đến khả năng thực hiện của Doanh nghiệp. Không phải Doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để CĐS. Vấn đề thiếu sót ở một vài khía cạnh sẽ tác động trực tiếp đến quá trình chuyển đổi của Doanh nghiệp, khiến cho quá trình đầu tư không đạt hiệu quả.

Do đó, Doanh nghiệp cần tự tiến hành đánh giá năng lực, tình hình chung của tổ chức trước khi bắt đầu chuyển đổi. Khi đã biết được những điểm mạnh và điểm yếu, Doanh nghiệp sẽ có phương hướng thực hiện phù hợp với năng lực của tổ chức ở thời điểm hiện tại.

Sau khi đã đánh giá được tiềm lực của Doanh nghiệp, nhà quản trị cần nâng cao năng lực và cải thiện những phần còn yếu kém để có nền tảng toàn diện. Việc cải tiến không chỉ thực hiện trước khi chuyển đổi mà phải xuyên suốt quá trình nhằm đảm bảo tính ổn định và hiệu quả. 

Bên cạnh đó, nhà quản trị cần lựa chọn chiến lược triển khai phù hợp với Doanh nghiệp. Một Doanh nghiệp có năng lực về mọi mặt là rất ít, đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có những hạn chế nhất định. Do đó, cần lựa chọn chiến lược phù hợp để giúp Doanh nghiệp phát huy ưu thế và hạn chế các rủi ro, từ đó giúp quá trình đầu tư chuyển đổi của tổ chức đạt hiệu quả cao.  

>> Xem thêm: Chuyển đổi số cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Yếu tố cần lưu ý khi chuyển đổi số cho Doanh nghiệp

Yếu tố bên trong 

LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ

LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Nguồn lực tài chính: CĐS là hoạt động đầu tư vào các công nghệ kỹ thuật để áp dụng trong quá trình quản trị và vận hành Doanh nghiệp một cách hiệu quả, tăng sự cạnh tranh và vị thế của Doanh nghiệp. Thông thường, các danh mục liên quan đến kỹ thuật công nghệ thường có chi phí đầu tư khá lớn. Do đó, Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị nguồn lực tài chính cho “cuộc cách mạng” này.  

Năng lực về công nghệ: Nếu muốn CĐS buộc trình độ công nghệ số của Doanh nghiệp phải đạt mức nhất định và đảm bảo thuận lợi trong quá trình triển khai. Trong trường hợp Doanh nghiệp vẫn chưa đảm bảo yếu tố này, nhà quản trị cần nâng cấp và đầu tư để đảm bảo quá trình CĐS được diễn ra thuận lợi. 

Nhân lực: Đây là yếu tố chủ chốt trên chặng đường CĐS thành công của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số Doanh nghiệp vẫn còn chưa thực sự chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Với những Doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, có đủ vốn đầu tư nhưng nguồn nhân lực không đủ năng lực sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. Trong khi đó, nếu Doanh nghiệp khó khăn nhưng nguồn nhân lực chất lượng thì vẫn có thể đạt được kết quả tốt vì chung quy máy móc công nghệ vẫn không thể thay thế toàn bộ con người. 

Yếu tố bên ngoài

LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ

LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Xu hướng phát triển: Xu hướng CĐS hiện nay ngày càng phổ biến với nhiều hình thức, phiên bản khác nhau. Do đó, Doanh nghiệp phải luôn cập nhật những xu hướng mới của CĐS để tìm ra phương hướng triển khai phù hợp. 

Xu hướng phát triển của công nghệ: Công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp đến hướng đi của CĐS. Ngược lại, để đảm bảo cho CĐS thành công và phù hợp với thời đại, các giải pháp công nghệ cũng phải được cải tiến và nâng cấp tương đương. 

Sự phù hợp với môi trường: Đối với các Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp đa quốc gia cần phải chú trọng đến các yếu tố môi trường ở trong nước và các khu vực hợp tác. Tận dụng các thông tin nghiên cứu thị trường của Doanh nghiệp để đưa phương hướng CĐS phù hợp với từng khu vực. 

Giải pháp CĐS hiệu quả dành cho Doanh nghiệp Việt

CĐS đã và đang đem lại những thay đổi tích cực trong việc quản trị và vận hành tạo các Doanh nghiệp hiện nay. Do vậy, ngày càng nhiều các Doanh nghiệp Việt mong muốn chuyển đổi và tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, đó không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với những Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm triển khai trước đó.  

Qúy Doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi quy trình mua hàng của mình có thể tham khảo đến các giải pháp mua hàng số của NextPro. Chúng tôi là đơn vị tiên phong trong quá trình CĐS mua hàng cho các Doanh nghiệp tại Việt Nam. 

LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ

LƯU Ý KHI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Đến với NextPro, Quý Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn các chiến lược CĐS mua hàng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đồng thời, chọn lựa các giải pháp mua hàng tương ứng với quy trình mua hàng của Doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình triển khai giải pháp, đội ngũ chuyên gia mua hàng đến từ NextPro sẽ đồng hành cùng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp. Đặc biệt, những chương trình hỗ trợ CĐS cùng Doanh nghiệp Việt của NextPro sẽ giúp các Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư đáng kể. 

Quý Khách hàng có nhu cầu tham khảo các giải pháp chuyển đổi mua hàng cho Doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với NextPro để được tư vấn ngay! 

>> Đăng ký trải nghiệm – TẠI ĐÂY! 

Bài viết liên quan:

Giải pháp giúp tối ưu chi phí chuyển đổi số Doanh nghiệp 2023

+7 Yếu tố quyết định Doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Dịch vụ tư vấn chuyển đổi số cho Doanh nghiệp Việt 2023

________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Đến với NextPro, Quý Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn các chiến lược CĐS mua hàng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đồng thời, chọn lựa các giải pháp mua hàng tương ứng với quy trình mua hàng của Doanh nghiệp.

Bình luận (0 bình luận)