Hoạt động tìm nguồn cung ứng chiến lược là một quá trình lâu dài và cần đội ngũ nhân lực lành nghề cùng với các công cụ hỗ trợ như các hệ thống quản lý mua hàng liên quan.

Triển khai tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng

Tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng đề cập đến hoạt động trong đó các bộ phận khác nhau phối hợp với phòng mua hàng của Doanh nghiệp để mua sắm và phân phối hàng hóa theo nhu cầu của tổ chức. Trong chiến lược tìm nguồn cung ứng, nhà cung cấp được xem như đối tác chiến lược và hướng đến việc xây dựng mối quan hệ bền vững.

Hoạt động tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng 

tim-nguon-cung-ung-trong-quan-ly-chuoi-cung-ung

Tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ừng

Nguồn cung ứng chiến lược 

Nguồn cung ứng chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng là việc tìm kiếm, đánh giá và xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp. Trong chiến lược nguồn cung ứng, nhà cung cấp được xem là đối tác quan trọng và hướng đến việc xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững.

Tìm nguồn cung ứng chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm giảm tổng chi phí sở hữu (TCO) xuống thấp nhất, đồng thời, giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng. Để thực hiện được hoạt động này, nhân viên mua hàng phải tận dụng các phương pháp, phân tích chi tiêu, đánh giá nhà cung cấp, quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp, nghiên cứu thị trường,… Do vậy, có thể nhận định hoạt động tìm nguồn cung ứng chiến lược là một quá trình lâu dài và cần đội ngũ nhân lực lành nghề cùng với các công cụ hỗ trợ như các hệ thống quản lý mua hàng liên quan.

Nguồn cung ứng chiến thuật 

Nguồn cung ứng chiến thuật là hoạt động tiếp cận một cách ngắn hạn và truyền thống hướng tới việc quản lý nguồn cung ứng trong Doanh nghiệp. So với việc tìm kiếm nguồn cung ứng chiến lược, tìm nguồn cung ứng chiến thuật không cần quá nhiều đội ngũ nhân lực và đầu tư lớn vào các nền tảng công nghệ quản lý Doanh nghiệp. 

Tìm kiếm nguồn cung ứng chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm đạt được chi phí đầu vào thấp nhất mà không cần xem xét đến các yếu tố như quản lý nhà cung cấp, rủi ro chuỗi cung ứng,… Việc trao đổi với nhà cung cấp trong hoạt động tìm nguồn cung ứng chiến thuật chỉ xảy ra khi có vấn đề phát sinh trong quá trình mua hàng. Tóm lại, nguồn cung ứng chiến thuật có thể mang lại nhiều lợi ích ngắn hạn nhưng nó lại hạn chế sự bền vững trong hoạt động tìm nguồn cung ứng. 

>>> 4 Mô hình chuỗi cung ứng phổ biến trong Doanh nghiệp — Tại đây!

Quy trình tìm nguồn cung ứng chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng

Xác định và phân loại hồ sơ nhà cung cấp

tim-nguon-cung-ung-trong-quan-ly-chuoi-cung-ung

Tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng

Để bắt đầu tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng, nhân viên mua hàng cần xác định danh mục chi tiêu của tổ chức. Sau đó, phân loại theo mức độ quan trọng/không quan trọng để xác định mức độ ưu tiên tìm nguồn cung ứng cho từng danh mục.  

Ngoài ra, nếu Doanh nghiệp có tiêu chí phân loại khác phù hợp với yêu cầu kinh doanh hơn, nhân viên mua hàng cũng có thể dựa vào đó để xác định. 

Xây dựng chiến lược tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng

Tiến hành xây dựng chiến lược tìm nguồn cung ứng  trong quản lý chuỗi cung ứng theo từng danh mục chi tiêu đã phân loại trước đó. Trong quá trình xây dựng chiến lược, nhân viên mua hàng cần xác định các yêu cầu của Doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu kinh doanh, thời gian sử dụng hàng hóa/dịch vụ, chi phí mua hàng,…

Phân tích thị trường 

Nhân viên mua hàng tiến hành tìm kiếm, phân tích các nhà cung cấp để hiểu và đánh giá hồ sơ năng lực của nhà cung cấp tiềm năng. Các tiêu chí đánh giá có thể bao gồm:

  • Mức độ uy tín của nhà cung ứng 
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
  • Hiệu suất làm việc 
  • Giá thành và các phương thức thanh toán 
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng 
  • Các rủi ro về tài chính 
  • Mức độ lâu dài và bền vững 

Yêu cầu thông tin và xác định tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp

Sau khi đánh giá, tiến hành gửi yêu cầu RFX (RFQ – Yêu cầu báo giá/ RFI – Yêu cầu thông tin/ RFP – Yêu cầu đề xuất) đến nhà cung cấp. Điều quan trọng là phải truyền tải những yêu cầu của Doanh nghiệp để nhà cung cấp có thể hiểu rõ những mong muốn, kỳ vọng của Doanh nghiệp bạn. 

Nhà cung cấp sau khi nhận được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bao gồm dữ liệu về giá, quy định giao hàng và bảo hành, thông số kỹ thuật của hàng hóa/dịch vụ…

Lựa chọn nhà cung cấp và thực hiện ký kết hợp đồng 

tim-nguon-cung-ung-trong-chuoi-cung-ung

Tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng

Sau khi đã nhận được thông tin từ nhà cung cấp, nhân viên mua hàng bắt đầu so sánh và đối chiếu để xác định nguồn cung ứng phù hợp. Nguồn cung ứng được lựa chọn phải đảm bảo tối ưu chi phí ở mức cao nhất và cam kết chất lượng hàng hóa/dịch vụ. Khi đã chọn được nguồn cung ứng phù hợp cho từng danh mục theo yêu cầu, nhân viên mua hàng tiến hành ký kết, tạo lập hợp đồng khung. 

Đánh giá và theo dõi hiệu suất của nhà cung cấp 

Nhân viên mua hàng tiến hành đo lường hiệu suất nhà cung cấp thực hiện những yêu cầu và mục tiêu của tổ chức. Việc theo dõi và đánh giá diễn ra theo định kỳ để cải thiện mua hàng theo từng danh mục. Nhờ đó, Doanh nghiệp có thể hiểu rõ được các rủi ro và xây dựng chiến lược mua hàng phù hợp để giảm thiểu các gián đoạn trong chuỗi cung ứng. 

Quản lý quan hệ nhà cung cấp 

Đưa hoạt động quản lý nhà cung cấp vào trong quy trình tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng để tạo dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp, hình thành vòng lặp mua hàng thay vì quy trình một chiều. Việc quản lý quan hệ với nhà cung cấp được xem là hoạt động chiến lược giúp tăng cường mức độ hợp tác giữa Doanh nghiệp với nhà cung cấp. Từ đó, cả hai bên có thể tham gia đóng góp các đề xuất và chiến lược đổi mới nhằm tối ưu hóa nhu cầu tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng cho Doanh nghiệp. 

Quản lý nhà cung cấp hiệu quả với giải pháp mua hàng E-Procurement 

Với các tính năng ưu việt được tích hợp bên trong hệ thống, E-Procurement của NextPro chắc chắn sẽ là một giải pháp hỗ trợ đắc lực cho các Doanh nghiệp trong việc quản lý nhà cung cấp dễ dàng và tiện lợi nhất. Với dữ liệu bên trong Suppliers Database, nhân viên mua hàng có thể theo dõi và thống kê chi tiết về hồ sơ năng lực của nhà cung cấp, dễ dàng tìm kiếm nhà cung ứng có trong danh sách. Ngoài ra, hệ thống cho phép thêm và tạo mới danh sách nhà cung cấp cung như theo dõi hiệu suất của nhà cung cấp trên từng đơn hàng. 

Thêm vào đó, các tính năng thương lượng tự động, so sánh giá, đấu thầu trực tuyến bên trong E-Procurement sẽ hỗ trợ nhân viên mua hàng trong quá trình thỏa thuận và đưa ra lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho từng giao dịch. 

Nguồn cung ứng tin cậy sẽ tạo cơ hội giúp Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Do đó, việc tạo dựng và quản lý nhà cung ứng là vấn đề thiết yếu mà các Doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư. Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm hệ thống E-Procurement, vui lòng liên hệ với NextPro để được hỗ trợ và tư vấn ngay!

tim-nguon-cung-ung-trong-quan-ly-chuoi-cung-ung

Tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng

Bài viết liên quan:

4 Mô hình chuỗi cung ứng phổ biến trong Doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng là gì? Vai trò của chuỗi cung ứng trong Doanh nghiệp

_______________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Các tính năng thương lượng tự động, so sánh giá, đấu thầu trực tuyến bên trong E-Procurement sẽ hỗ trợ nhân viên mua hàng trong quá trình thỏa thuận và đưa ra lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho từng giao dịch.

Bình luận (0 bình luận)