Hiện nay, quá trình tìm kiếm nhà cung cấp cho một nhu cầu nào đó của Doanh nghiệp khá dễ dàng với sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một “bài toán” cho Người mua hàng trong việc tìm kiếm và lựa chọn được Nguồn cung ứng thích hợp giữa vô vàn Nhà cung ứng trên thị trường.

Tiêu chí đánh giá và phân loại nhà cung cấp giúp Doanh nghiệp sàng lọc và lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Và để xây dựng được bộ tiêu chí đó, người mua hàng không thể bỏ qua cách xây dựng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp trong bài viết sau.

Tại sao cần có tiêu chí đánh giá nhà cung cấp?

Tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp là những tiêu chí về đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý được đặt ra dùng để phân loại và đánh giá nhà cung cấp. Hiện nay, quá trình tìm kiếm nhà cung cấp cho một nhu cầu nào đó của Doanh nghiệp khá dễ dàng với sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một “bài toán” cho Người mua hàng trong việc tìm kiếm và lựa chọn được Nguồn cung ứng thích hợp giữa vô vàn Nhà cung ứng trên thị trường. Chính vì vậy, việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp là điều cần thiết. 

tieu-chi-danh-gia-va-phan-loai-nha-cung-cap

Tiêu chí đánh giá và phân loại nhà cung cấp

Cách xây dựng tiêu chí đánh giá và phân loại nhà cung cấp

Bộ tiêu chí đánh giá và phân loại nhà cung cấp cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu của Doanh nghiệp và tính khách quan. Để xây dựng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp, người mua hàng cần trải quan 4 bước như sau:

Bước 1: Xác định những tiêu chí đánh giá

Để chọn được nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu, trước hết, người mua hàng cần có các tiêu chí để sàng lọc nhà cung cấp từ danh sách đã có sẵn. Có 7 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Độ uy tín 
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
  • Hiệu suất cung cấp 
  • Giá thành sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán
  • Dịch vụ CSKH
  • Tính bền vững của nhà cung cấp 
  • Rủi ro tài chính

Bước 2: Xác định tầm quan trọng của từng tiêu chí

Xác định mức độ của từng tiêu chí với trọng số tương đương. Trọng số này sẽ dựa trên mức độ ưu tiên của người mua đối với từng tiêu chí. Lưu ý, cần dựa vào tình hình thực tế của Doanh nghiệp để đưa ra trọng số đánh giá phù hợp. Ví dụ trong trường hợp dịch Covid 19, tiêu chí giá thành và phương thức thanh toán quan trọng hơn các tiêu chí về tính bền vững của nhà cung cấp.

Bước 3: Lập thang điểm cho từng tiêu chí

Cụ thể hóa cho những tiêu chí đã xác định bằng những thang điểm cụ thể, rõ ràng. Thang điểm đánh giá này chính là sự so sánh giữa các nhà cung cấp theo từng tiêu chí. 

Ví dụ: Thang điểm đánh giá nhà cung cấp về hiệu suất cung cấp sẽ bao gồm

  • Rất tốt: 4đ (Đáp ứng ngày giao hàng/ Đáp ứng mọi yêu cầu về ngày giao hàng)
  • Tốt: 3đ (Đáp ứng ngày vận chuyển mà không cần theo dõi/ Đáp ứng số lượng vừa phải về các yêu cầu ngày giao hàng)
  • Trung bình: 2đ (Các lô hàng bị trễ, doanh nghiệp phải theo dõi và đốc thúc số lượng đáng kể)
  • Không đạt yêu cầu: 0đ (Các lô hàng bị trễ/ Các yêu cầu giao hàng hiếm khi được đáp ứng)
tieu-chi-danh-gia-va-phan-loai-nha-cung-cap

Tiêu chí đánh giá và phân loại nhà cung cấp

Bước 4: Xác định số điểm cần đạt của từng tiêu chí và tính tổng điểm

Xác định mốc thang điểm tối thiểu của mỗi tiêu chí mà nhà cung cấp cần đạt được. Sau khi có được số điểm cụ thể của mỗi tiêu chí ở bước 3, người mua tiến hành lựa chọn những nhà cung cấp có mức điểm và trọng số phù hợp với yêu cầu. Sau đó, người mua cần tính tổng điểm của nhà cung cấp và dựa trên những tiêu chuẩn tối thiểu của từng tiêu chí để chọn nhà cung cấp phù hợp. 

Giải pháp hỗ trợ tìm kiếm nhà cung cấp hiệu quả dành cho Doanh nghiệp

tieu-chi-danh-gia-va-phan-loai-nha-cung-cap

Tiêu chí đánh giá và phân loại nhà cung cấp

Nguồn cung ứng có năng lực sẽ tạo cơ hội giúp Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Do đó, việc đánh giá và quản lý nhà cung cấp là yếu tố quan trọng mà các Doanh nghiệp cần chú trọng. 

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý và đánh hiệu suất nhà cung cấp, E-Procurement của NextPro chắc chắn sẽ là giải pháp hiệu quả cho các Doanh nghiệp. Với hệ thống Suppliers Database, nhân viên mua hàng dễ dàng theo dõi, đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp, dễ dàng tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng. 

Bên cạnh đó, các tính năng so sánh giá, đấu thầu trực tuyến, thương lượng tự động, bên trong hệ thống cũng sẽ hỗ trợ nhân viên mua hàng trong quá trình thỏa thuận và đưa ra lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp. 

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống E-Procurement, vui lòng liên hệ với NextPro để được tư vấn ngay! 

>> Đăng ký trải nghiệm thực tế hệ thống E-Procurement: TẠI ĐÂY! 

Bài viết liên quan:

Vai trò của nhà cung cấp đối với Doanh nghiệp

+5 Lời khuyên về cách thương lượng giá với nhà cung cấp

Chiến lược phát triển nhà cung cấp cho Doanh nghiệp

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý và đánh hiệu suất nhà cung cấp, E-Procurement của NextPro chắc chắn sẽ là giải pháp hiệu quả cho các Doanh nghiệp. Với hệ thống Suppliers Database, nhân viên mua hàng dễ dàng theo dõi, đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp, dễ dàng tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng. 

Bình luận (0 bình luận)