Thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp Kỹ năng giải quyết thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp là cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với người mua hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng là thiên tài đàm phán mà cần trải qua sự rèn luyện và trải […]

Thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp

Kỹ năng giải quyết thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp là cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với người mua hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng là thiên tài đàm phán mà cần trải qua sự rèn luyện và trải nghiệm thực tế. NextPro sẽ đưa ra những thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp để người mua hàng có thể tránh và đảm bảo cho cuộc đàm phán thành công. 

8 Thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp 

Không hiểu rõ đối tác của mình 

Yếu tố đầu tiên của các thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp chính là việc không hiểu rõ đối tác của mình. Tìm hiểu rõ thông tin về đối tác trước khi tiến hành đàm phán là điều kiện bắt buộc đối với một người đàm phán. Với vị trí là người mua hàng, bạn càng phải điều tra, tìm hiểu kỹ mọi thông tin về nhà cung cấp trước đó để đảm bảo liệu họ có đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp hay không, rồi sau đó mới tiến hành đàm phán.

Việc tìm hiểu kỹ các thông tin về nhà cung cấp sẽ giúp bạn nắm được điểm mạnh, điểm yếu của nguồn cung này, từ đó tận dụng được những lợi thế của họ để đưa ra những điều kiện tốt nhất cho cuộc giao dịch này. Nếu ngay từ đầu, bạn đã “nhắm mắt làm ngơ”, chọn ngẫu nhiên một nhà cung cấp có hàng hóa/dịch vụ mà Doanh nghiệp đang cần để hợp tác mà không biết bất kỳ điều gì về nhà cung cấp này thì có thể kéo đến những hệ lụy liên quan trực tiếp đến đầu vào của Doanh nghiệp.

Nguồn cung ứng đầu vào không đảm bảo có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn. Chẳng những thế, nếu hợp tác với nguồn cung ứng không rõ ràng, người mua hàng rất dễ bị dính vào các vụ lừa đảo, gây tổn thất chi phí đáng kể cho tổ chức.

>> Xem thêm: Các tiêu chí để lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp 

thach-thuc-trong-dam-phan-voi-nha-cung-cap

thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp

Không kiểm soát cảm xúc cá nhân 

Đừng vội thể hiện cảm xúc trước mặt đối phương dù bạn đã đạt được thỏa thuận tốt nhất vì chưa chắc “ai là cừu, ai mới thật sự là sói”. Hãy giữ thái độ trung hòa, “bình chân như vại” kể cả khi nhận được những đề xuất hấp dẫn từ đối phương, có như vậy bạn mới thật sự thể hiện được sự chuyên nghiệp và đồng thời, ngầm gây sức ép cho đối phương. Hãy nhớ, bạn là người mua hàng mà “khách hàng là thượng đế, thượng đế thì đáng được hưởng những gì tốt nhất”.

Không có kế hoạch cụ thể 

Một cuộc đàm phán không có kế hoạch, mục tiêu cụ thể sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Chẳng hạn như trong cuộc đàm phán bạn chỉ yêu cầu nhà cung cấp giảm giá sản phẩm, thời hạn giao hàng mà không đề cập đến bất kỳ vấn đề gì liên quan đến việc phương thức vận chuyển, bảo quản, chi phí phát sinh. Sau buổi đàm phán đó, bạn mới chợt nhớ ra và yêu cầu nhà cung cấp theo ý bạn thì rất có thể sẽ gây mất thiện cảm, xích mích không đáng có với nhà cung cấp.

Do vậy trước khi đàm phán, người mua hàng cần đặt ra những mục tiêu, tiêu chí, yêu cầu về đơn hàng để không bỏ sót trong quá trình đàm phán.

Không biết lắng nghe

Trong giao tiếp đàm phán, mọi người thường rất dễ hiểu lầm ý của đối phương dẫn đến những xung đột hoặc sai lầm kéo theo. Trong tình thế bạn là người mua hàng, nắm thế chủ động hơn thì bạn nên lắng nghe nhiều hơn thay vì “thao thao bất tuyệt” đưa ra hàng loạt yêu cầu của mình về đơn hàng sẽ khiến nhà cung cấp cảm thấy mất thiện chí.

Hãy để nhà cung cấp bắt đầu bằng việc họ có thể cung cấp được gì cho Doanh nghiệp, lắng nghe những đề xuất của họ rồi sau đó mới bắt đầu thỏa thuận, biết đâu những đề xuất đó còn vượt xa hơn những gì mà bạn mong đợi. 

thach-thuc-trong-dam-phan-voi-nha-cung-cap

thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp

Cứng nhắc, không bao giờ lùi bước

Một trong những lý do khiến cho cuộc đàm phán trở nên căng thẳng đó là cả hai bên bất đồng quan điểm, “không ai nhường ai”. Thử hỏi trong một cuộc đàm phán, bạn đưa ra yêu cầu buộc nhà cung cấp phải thực hiện nhưng nhà cung cấp không có khả năng đáp ứng tốt nên họ đưa ra những phương án giải quyết tương ứng. Bạn lại khăng khăng giữ quan điểm của mình, dồn ép nhà cung cấp dẫn đến cuộc đàm phán không thành công, điều này cũng gây ảnh hưởng đến hiệu suất mua hàng của bạn.

Do vậy, bạn không nên từ chối thẳng thừng ý kiến của nhà cung cấp, cũng không nên gạt bỏ mục tiêu của mình mà hãy tìm phương pháp dung hòa cả hai bên. Suy cho cùng, để đi tới đàm phán, nhà cung cấp này cũng đã phần nào đáp ứng tốt các tiêu chí của Doanh nghiệp. 

Luôn tìm cách gây sức ép đối phương

Mặc dù đang trong tâm thế là trên cơ nhưng bạn cũng không được phép gây sức ép, áp đặt đối tác mà phải luôn thể hiện mình rất có thiện chí muốn hợp tác. Bạn có thể gây sức ép nhưng không phải bằng những lời lẽ đanh thép, cử chỉ áp đảo gây mất cảm tình mà thay vào đó, bạn có thể mềm dẻo, thể hiện thái độ tích cực. Ngay từ đầu bạn có thể đề ra những yêu cầu cao hơn kèm theo có thể thỏa thuận để nhà cung cấp có thể cân nhắc và đề ra phương án phù hợp. 

thach-thuc-trong-dam-phan-voi-nha-cung-cap

thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp

Dựa vào trực giác

Thực tế, trong lúc bị gây áp lực hoặc phấn khởi nhất, bạn rất dễ để ra quyết định ngay lập tức vì suy nghĩ lúc này sẽ hướng đến trực giác nhiều hơn thay vì lý trí. Làm việc bằng trực giác có thể mang lại những điều sáng tạo mới lạ nhưng đôi khi cũng sẽ mang lại những sai lầm tai hại. Do vậy, khi đàm phán với nhà cung cấp, người mua hàng cần dựa trên những dữ liệu khách quan, tham khảo thêm ý kiến của hội đồng cố vấn trước khi đưa ra quyết định cho những đơn hàng quan trọng. 

Không chú ý không gian và thời gian

Không có quy định cụ thể nào về thời gian đàm phán nhưng tốt nhất bạn nên tổ chức vào buổi sáng bởi lúc đó tinh thần của mọi người thoải mái nhất. Ngoài ra, các cuộc đàm phán cũng nên tránh các ngày đầu tuần hoặc cuối tuần (có thể linh hoạt). Thông thường, một cuộc đàm phán sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng và diễn ra tại địa điểm được cả hai bên thống nhất. Nếu cuộc đàm phán kéo dài hơn 2 tiếng, bạn nên nghỉ giải lao để dành thời gian suy nghĩ thêm về các quyết định của mình.  

Xây dựng mối quan hệ hiệu quả với nhà cung cấp thông qua hệ thống E-Procurement của NextPro

Để xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp hiệu quả, bạn cần có kế hoạch và  quy trình cụ thể, rõ ràng. Mặc khác, bạn cũng có thể ứng dụng giải pháp mua hàng E-Procurement để quản lý nhà cung cấp và hạn chế tối đa rủi ro trong quy trình mua hàng của Doanh nghiệp. 

Với giải pháp E-Procurement của NextPro, người mua hàng có thể quản lý nhà cung cấp, chi phí mua hàng, quản lý yêu cầu một cách hiệu quả. Đồng thời, nhà quản trị có thể kiểm soát được quá trình mua hàng một cách tổng quát và nhanh nhất. 

  • Điều chỉnh tương thích với quy trình mua hàng của từng Doanh nghiệp.
  • Thời gian chuyển đổi và bàn giao hệ thống theo đúng lộ trình cam kết. 
  • Tối ưu chi phí chuyển đổi và cam kết không phát sinh thêm phụ phí.
  • Giao diện thân thiện với người dùng Việt. 
  • Tích hợp nhiều tính năng thông minh như tự động so sánh và đưa ra mức giá tốt nhất, đấu thầu trực tuyến, thương lượng tự động…

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống E-Procurement của NextPro, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! 

thach-thuc-trong-dam-phan-voi-nha-cung-cap

thách thức trong đàm phán với nhà cung cấp

Bài viết liên quan:

6 Sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp mà Doanh nghiệp cần lưu ý

Những điều nên và không nên làm khi quản lý mối quan hệ giữa nhà cung cấp và Doanh nghiệp

Vai trò của nhà cung cấp đối với Doanh nghiệp

__________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Với giải pháp E-Procurement của NextPro, người mua hàng có thể quản lý nhà cung cấp, chi phí mua hàng, quản lý yêu cầu một cách hiệu quả. Đồng thời, nhà quản trị có thể kiểm soát được quá trình mua hàng một cách tổng quát và nhanh nhất. 

Bình luận (0 bình luận)