4 Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp Trong quá trình quản lý hàng tồn kho, có rất nhiều mô hình và phương pháp khác nhau được các Doanh nghiệp triển khai tùy vào đặc thù của từng đơn vị. Trong đó, nổi bật nhất là 4 mô hình quản […]

4 Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Trong quá trình quản lý hàng tồn kho, có rất nhiều mô hình và phương pháp khác nhau được các Doanh nghiệp triển khai tùy vào đặc thù của từng đơn vị. Trong đó, nổi bật nhất là 4 mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp EOQ, POQ, QDM, ABC.  Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

EOQ – Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Hình 1. EOQ – Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Mô hình EOQ (Economic Order Quantity) là một mô hình định lượng thường được áp dụng để xác định mức tồn kho tối ưu mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của Công ty.

Đây là mô hình xây dựng dựa trên 2 loại chi phí là chi phí mua hàng và dự trữ hàng tồn kho. Khi chi phí hàng hóa tăng, giá vốn hàng hóa giảm sẽ làm cho chi phí lưu trữ hàng hóa tăng theo. Do đó, có thể thấy 2 chi phí trên có tương quan nghịch và mục đích của mô hình EOQ là thực hiện các tính toán sao cho tổng chi phí này thấp nhất. 

Công thức: 

mo-hinh-quan-ly-hang-ton-kho-tieu-bieu-cho-doanh-nghiep

Trong đó: 

D là số lượng hàng tồn kho cần thiết mỗi năm

S là chi phí phải thanh toán mỗi lần đặt hàng (phí vận chuyển, gọi điện, giao hàng,…)

H là chi phí lưu kho bao gồm tiền kho bãi, điện nước, máy móc thiết bị, nhân viên,…

Ưu điểm: 

Đây là mô hình dễ áp dụng trong mọi phân xưởng, giúp Doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí như đặt hàng, lưu kho từ đó nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho cho Doanh nghiệp. 

Hạn chế: 

  • Các yếu tố đầu vào trong mô hình EOQ yêu cầu giả định là nhu cầu của người tiêu dùng không đổi ít nhất 1 năm. Điều này khá phi thực tế vì quy luật cung-cầu luôn biến động trong các thời điểm khác nhau. 
  • Việc giả định các chi phí mua hàng và chi phí lưu trữ hàng hóa không đổi khiến việc tính toán hàng tồn kho trở nên khó khăn. 

POQ – Mô hình quản lý hàng tồn kho theo sản lượng đặt hàng 

Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Hình 2. POQ – Mô hình quản lý hàng tồn kho theo sản lượng đặt hàng 

Mô hình POQ (Production Order Quantity Model) là mô hình ứng dụng khi lượng hàng được cung ứng liên tục hoặc sản phẩm vừa sản xuất và bán ra liên tục. Mô hình này áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến liên tục và tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết.

Đây là mô hình tương tự như EOQ nên sẽ có những điểm giống nhau. Tuy nhiên, trong mô hình POQ, hàng hóa được đưa đến nhiều lần và sử dụng hằng ngày phải nhỏ hơn mức cung ứng để tránh hiện tượng thiếu hụt hàng hóa. Do đó, nhược điểm của phương pháp này là phức tạp và phải lên kế hoạch liên tục. 

Công thức

mo-hinh-quan-ly-hang-ton-kho-tieu-bieu-cho-doanh-nghiep

Trong đó: 

  • p là mức sản xuất mỗi ngày (mức cung ứng)
  • d là nhu cầu sử dụng mỗi ngày (d < p)
  • t là thời gian sản xuất đáp ứng cho 1 đơn hàng (thời gian cung ứng)
  • Q là sản lượng đơn hàng 
  • H là chi phí dự trữ cho 1 đơn vị/năm 

QDM – Mô hình quản lý hàng tồn kho khấu trừ theo số lượng 

Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Hình 3. QDM – Mô hình quản lý hàng tồn kho khấu trừ theo số lượng 

Mô hình QDM (Quantity discount model) là mô hình dự trữ có tính đến sự thay đổi của giá phụ thuộc vào khối lượng mỗi đơn hàng. Việc khấu trừ số lượng nghĩa là giảm giá hàng hóa khi khách hàng mua sản phẩm nào đó với số lượng lớn. 

Mô hình QDM này chỉ áp dụng cho bên mua (nhận hàng một lần hoặc nhiều lần) trong điều kiện giá mua hàng thay đổi theo lượng hàng hóa mỗi đơn đặt hàng. 

Công thức:

mo-hinh-quan-ly-hang-ton-kho-tieu-bieu-cho-doanh-nghiep

Bước 1: Xác định sản lượng tối ưu ở mỗi mức khấu trừ

  • D: Nhu cầu (hàng năm)
  • S: Chi phí đặt mua 
  • Pr: Giá mua hàng hóa 
  • I: tỷ lệ % chi phí dự trữ tính theo giá mua hàng 

Bước 2: Điều chỉnh những đơn hàng không đủ điều kiện lên mức sản lượng phù hợp. Nếu lượng hàng thấp không đủ điều kiện áp dụng khấu trừ, bạn cần điều chỉnh lượng hàng lên mức tối thiểu. Nếu lượng hàng cao hơn thì điều chỉnh hàng xuống mức tối đa.

Bước 3: Tính tổng chi phí theo sản lượng đã điều chỉnh.

Bước 4: Chọn Q* có tổng mức phí hàng hóa dự trữ thấp nhất.

ABC – Mô hình quản trị hàng tồn

Mô hình ABC thường được sử dụng nhằm xác định mức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho, từ đó xây dựng phương pháp dự báo và kiểm soát kho cho từng nhóm hàng hóa. Phương pháp này dựa trên cơ sở nguyên tắc Pareto – 20% hàng hóa đem lại 80% doanh số, Hàng hóa sẽ được chi thành 3 loại khác nhau: 

A: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hằng năm cao nhất, với giá trị 70%-80% so với tổng giá trị hàng hóa dự trữ. Nhưng về mặt số lượng, chúng chỉ chiếm 15% tổng số hàng hóa dự trữ. 

B: Những loại hàng hóa có giá trị trung bình từ 15%-25% so với giá trị hàng dự trữ. Những về sản lượng, chúng có thể chiếm khoảng 30% trong tổng số hàng dự trữ. 

C: Gồm những hàng hóa có giá trị nhỏ khoảng 5% so với tổng giá trị các loại hàng dự trữ. Tuy nhiên, số lượng chúng chiếm khoảng 55% so với tổng số loại hàng dự trữ. 

Mô hình ABC có thể được xem là một bộ khung đơn giản để tìm ra những mặt hàng quan trọng nhất trong kho. Phân loại hàng hóa theo phương pháp ABC được sử dụng nhằm xác định mức tồn kho an toàn để duy trì, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa với những mặt hàng quan trọng. Thêm vào đó, xác định các mức phù hợp trong việc quản lý tồn kho để chọn ra những hàng hóa ưu tiên được kiểm tra thường xuyên hơn hoặc được đếm số tự động để kiểm tra thủ công.

Việc phân tích theo mô hình ABC có thể thiếu linh hoạt trong bối cảnh thị trường biến động liên tục, hàng hóa chuyển từ C-A là rất nhanh. Nếu không phân tích liên tục, phân loại ABC của công ty có thể bị lỗi thời. Việc đánh giá và phân loại lại giữa 3 nhóm cũng tốn khá nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đến những lợi ích chung của Doanh nghiệp.

Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Hình 4. ABC – Mô hình quản trị hàng tồn

Trên đây là 4 mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp. Tùy vào đặc thù kinh doanh của mỗi đơn vị mà nhà quản trị có thể chọn lựa phương pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp. Bên cạnh quản lý hàng tồn kho hiệu quả, Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến đầu vào của tổ chức. Các loại hàng hóa/dịch vụ cung ứng cho Doanh nghiệp cần đáp ứng được nhu cầu cho tổ chức nhưng chi phí phải được tối ưu hiệu quả nhất. 

Dưới sự hỗ trợ của giải pháp E-Procurement, quy trình mua hàng của Doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và nhanh hơn bao giờ hết. Chất lượng hàng hóa và chi phí cũng được kiểm soát một cách chặt chẽ. Làm việc với nhà cung cấp cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. 

Tham khảo các tính năng nổi bật của E-Procurement: TẠI ĐÂY!

Đọc thêm:

8 Phương pháp quản lý hàng tồn kho cho Doanh nghiệp

Ưu và nhược điểm của việc lưu trữ hàng tồn kho 

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Dưới sự hỗ trợ của giải pháp E-Procurement, quy trình mua hàng của Doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và nhanh hơn bao giờ hết. Chất lượng hàng hóa và chi phí cũng được kiểm soát một cách chặt chẽ. Làm việc với nhà cung cấp cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. 

Mô hình quản lý hàng tồn kho tiêu biểu cho Doanh nghiệp

Bình luận (0 bình luận)