Dù là một nhân mua hàng lâu năm hay một nhân sự mới của ngành, bạn đã thực sự biết được những kỹ năng cốt lõi để trở thành nhân viên mua hàng chưa? Nếu chưa, bạn có thể tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!   Trách nhiệm của nhân viên […]

Dù là một nhân mua hàng lâu năm hay một nhân sự mới của ngành, bạn đã thực sự biết được những kỹ năng cốt lõi để trở thành nhân viên mua hàng chưa? Nếu chưa, bạn có thể tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!  

Trách nhiệm của nhân viên mua hàng 

Kỹ năng cốt lõi để trở thành Nhân viên mua hàng

Nhân viên mua hàng sẽ làm việc tại các phòng mua hàng trong các Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hoặc thương mại. Nhìn chung, nhân viên mua hàng thường sẽ phụ trách các công việc như: 

  • Làm việc với phòng kế hoạch và sản xuất để lên phương án, kế hoạch ưu tiên cho các hoạt động thu mua nguyên vật liệu sản xuất đầu vào. 
  • Đánh giá kế hoạch đặt hàng, tiến hàng đặt mua hàng và quản lý đơn hàng.
  • Cung cấp thông tin và hỗ trợ các văn bản cho nhà cung cấp
  • Theo dõi tình trạng đơn hàng, xác nhận thời gian, chi phí và địa điểm giao nhận hàng hóa. Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thiếu hụt hoặc tồn đọng hàng hóa. 
  • Kết hợp với đội ngũ nhân sự tài chính và logistics trong việc giải quyết và tiếp nhận các hóa đơn sai lệch.
  • Các công việc liên quan khác…

Các kỹ năng cốt lõi để trở thành nhân viên mua hàng

Tư duy chiến lược 

Là một nhân viên mua hàng, bạn cần có tầm nhìn chiến lược kết hợp với các kỹ năng đàm phán và ra quyết định chọn nguồn cung ứng tiềm năng phù hợp với Doanh nghiệp. Tư duy chiến lược bao gồm việc xem xét “bức tranh lớn” thay vì các vấn đề trước mắt. Một chuyên viên mua hàng cần biết cách cân nhắc các nguồn lực và khả năng của Doanh nghiệp để đưa ra chiến lược mua hàng hiệu quả. Đồng thời, nhân viên mua hàng cần biết cách phối hợp với các bộ phận nội bộ để thống nhất đưa ra chiến lược chung nhằm nâng cao hiệu quả cho toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Kỹ năng đàm phán 

Đây là kỹ năng hàng đầu của một chuyên gia mua hàng cần phải có. Kết quả của một cuộc thương lương thành công có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng nghiệp vụ của một nhân viên mua hàng. Một cuộc đàm phán được đánh giá là thành công khi người mua và người bán thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên. Về phía Doanh nghiệp mua hàng sẽ có được mức giá hợp lý và nguồn sản phẩm chất lượng. 

ky-nang-cot-loi-de-tro-thanh-nhan-vien-mua-hang

Kỹ năng cốt lõi để trở thành Nhân viên mua hàng

Kỹ năng quản lý mối quan hệ 

Một chuyên gia mua hàng không chỉ làm việc với nhà cung cấp hay khách hàng, mà còn phải tiếp xúc với các bộ phận nội bộ Doanh nghiệp để đảm bảo chức năng mua hàng được diễn ra một cách “mạch lạc” và hiệu quả nhất. Mối quan hệ tốt không chỉ giúp tăng cơ hội nhận được các giao dịch tốt màn còn giảm rủi ro trong chuỗi cung ứng. Do đó, việc kết nối các bên liên quan (stakeholders) là kỹ năng không thể thiếu đối với một nhân viên mua hàng. 

Kỹ năng giải quyết xung đột

Quá trình làm việc với nhà cung cấp không phải lúc nào cũng thuận lợi. Do đó, các chuyên gia mua hàng cần lường trước các tình huống để giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với nhà cung cấp, có thể cứu vãn hoặc chấm dứt khi cần thiết. Hơn hết, bạn cần hiểu rõ kết quả và những rủi ro mà cả hai hướng giải quyết mang lại.

Ngoài ra, xung đột trong nội bộ trong một tổ chức cũng là điều không thể tránh khỏi. Đứng ở vị trí là một nhân viên mua hàng, bạn cần nhận biết và giải quyết những xung đột sẽ xảy ra để tránh gây ảnh hưởng đến chiến lược mua hàng nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung.

thu-thach-danh-cho-nhan-vien-sale

Kỹ năng cốt lõi để trở thành Nhân viên mua hàng

Kỹ năng quản lý tài chính 

Quản lý nguồn tài chính là hoạt động liên quan trực tiếp đến bộ phận mua hàng trong chuỗi cung ứng. Việc quản lý chi tiêu mua hàng không đúng cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến bộ phận mua hàng và tác động trực tiếp đến nhà cung cấp cũng như lợi ích của Doanh nghiệp. Một chuyên gia mua hàng cần biết cách thiết lập và quản lý ngân sách mua hàng hiệu quả cũng như theo dõi nguồn chi tiêu hợp lý để duy trì chất lượng hàng hóa trong chuỗi cung ứng. 

Người làm nghề thu mua thường phải đối mặt với khối lượng công việc khá nhiều và áp lực cao nên sẽ không tránh khỏi sai sót. Trong quá trình mua hàng luôn có những vấn đề phát sinh khác nhau và điều đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Do vậy, nhân viên mua hàng cần có một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ trong quá trình thực hiện hoạt động thu mua cho Doanh nghiệp.

E-Procurement của NextPro sẽ là công cụ đắc lực giúp Buyer triển khai hoạt động mua hàng Doanh nghiệp diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu suất làm việc cao. Đồng thời, giải pháp này còn giúp Nhà quản trị có thể kiểm soát và vận hành mua hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí thu mua và hạn chế các rủi ro phát sinh. 

> Xem thêm: Một số tính năng khác của hệ thống E-Procurement— Tại đây!

Bài viết liên quan:

Tầm quan trọng của Hệ thống thu mua tích hợp trong Doanh nghiệp

Lợi ích của việc triển khai hệ thống E-Procurement

Tối ưu quản lý mua hàng doanh nghiệp với giải pháp E-Procurement tốt nhất

___________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement của NextPro sẽ là công cụ đắc lực giúp Buyer triển khai hoạt động mua hàng Doanh nghiệp diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu suất làm việc cao. Đồng thời, giải pháp này còn giúp Nhà quản trị có thể kiểm soát và vận hành mua hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí thu mua và hạn chế các rủi ro phát sinh. 

Bình luận (0 bình luận)