Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics Chuyển đổi số cùng các công nghệ hiện đại đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của nhiều Doanh nghiệp logistics hiện nay. Vì thế sự đổi mới công nghệ cùng các giải pháp sáng […]

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics

Chuyển đổi số cùng các công nghệ hiện đại đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của nhiều Doanh nghiệp logistics hiện nay. Vì thế sự đổi mới công nghệ cùng các giải pháp sáng tạo sẽ nâng cao hiệu suất, cải thiện chất lượng và đảm bảo hiệu quả của chuỗi cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều Doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành logistics, các Doanh nghiệp rất cần giải pháp để có thể thực hiện chuyển đổi một cách hiệu quả.

Chuyển đổi số trong ngành logistics là gì?

Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ số hiện đại vào tất cả các lĩnh vực trong Doanh nghiệp, hướng đến việc thay đổi cơ bản cách thức vận hành và cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn. Do đó, các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần thiết phải chuyển đổi số nhằm thay đổi sự trì trệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu chi phí logistics, có nhiều khách hàng hơn so với trước khi chuyển đổi số.

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics

Tổng quan về chuyển đổi số trong ngành logistics hiện nay

Chịu tác động từ dịch bệnh cũng như sự biến động kinh tế trên toàn thế giới, các Doanh nghiệp đang dần thay đổi phương thức vận hành và hoạt động kinh doanh của mình để có thể thích nghi với thời đại. Đây được xem như bước ngoặt thay đổi nền kinh tế, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển lên một tầm cao mới. Đặc biệt, trong thị trường logistics, một ngành dịch vụ vốn được xem là mũi nhọn, nền tảng cho việc phát triển thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của mỗi quốc gia. 

Tuy nhiên, theo những thống kê gần đây, chi phí logistics tại nước ta so với GDP quốc gia là 18%, trong khi đó tại các nước phát triển con số này chỉ ở khoảng 9-14%. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những hạn chế về kết cấu hạ tầng cảng biển, công tác quy hoạch cảng biển, cảng cạn, bãi đậu xe tải, depot, trung tâm logistics… vẫn chưa hiệu quả. 

Vì thế, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong ngành logistics là yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu suất các quy trình vận chuyển, cải thiện hiệu quả hoạt động một cách đáng kể.

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành logistics

Cùng với những cơ hội mới được mở ra, khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành logistics hiện nay là không thể tránh khỏi.

Về tiềm lực tài chính

Trung bình, tổng chi phí cho quá trình chuyển đổi số toàn bộ Doanh nghiệp từ khoảng 200 triệu đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics là các Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính còn yếu. 

Nếu các Doanh nghiệp quyết định đầu tư tự động hóa như mô hình nước ngoài thì sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí đầu tư ban đầu, còn nếu làm theo mô hình nội bộ thì sẽ tiêu tốn chi phí nhân lực, công nghệ thông tin và mất nhiều thời gian.

Do đó, khi các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tiến hành chuyển đổi số sẽ vô cùng khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng hay các tổ chức tài chính, tín dụng.

Về tiềm lực công nghệ

Logistics vốn là ngành then chốt trong thương mại quốc tế, vì vậy nên việc chuyển đổi số logistics cần được đầu tư kỹ lưỡng để các Doanh nghiệp cung ứng có thể nhanh chóng thích nghi với bối cảnh chung của thị trường hiện nay.

Tuy nhiên, mức độ ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam còn chưa cao, các Doanh nghiệp chỉ vận dụng đơn lẻ chưa có tính đồng bộ và các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam.

Cơ bản các Doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ số hóa, lưu trữ dữ liệu điện tử chứ chưa thực sự có khả năng kết nối để tra cứu số liệu hay xử lý đơn hàng trên các nền tảng trực tuyến.

Về tiềm lực cạnh tranh

Hiện nay, khi cạnh tranh với các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới thì các Doanh nghiệp Việt vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề. Trong đó có thể kể đến như tiềm lực tài chính yếu, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ còn lạc hậu.

Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khác như thiếu kỹ năng quản trị, thiếu đồng bộ, bộ máy cồng kềnh,… Nhiều Doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với nhiều thách thức và sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía các Doanh nghiệp nước ngoài, những đơn vị dày dặn kinh nghiệm, có khả năng cung cấp dịch vụ và tiềm lực tài chính tốt hơn…

Giải pháp chuyển đổi số tối ưu dành cho Doanh nghiệp logistics

 

Từ những khó khăn khi Doanh nghiệp chuyển đổi sốtrong ngành logistics gặp phải,  đã đặt ra yêu cầu về một giải pháp hiệu quả, phù hợp để có thể giải quyết được tất cả trở ngại trên.

Vì thế, NextPro đã cho ra đời giải pháp chuyển đổi mua hàng E-Procurement với nhiều tính năng nổi bật được tích hợp như thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến và danh sách các nhà cung cấp giúp Doanh nghiệp dễ dàng thu mua hàng hóa. Đây là giải pháp giúp tối ưu và tiết kiệm chi phí mua hàng cho các Doanh nghiệp. Tin rằng E-Procurement sẽ là giải pháp chuyển đổi mua hàng hoàn hảo giúp Doanh nghiệp logistics có thể quản trị quy trình mua hàng một cách hiệu quả.

Qúy Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống, vui lòng liên hệ với NextPro để được hỗ trợ.

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics

 

Bài viết liên quan:

10 Lời khuyên trong đàm phán Nhà cung cấp

Giải pháp hỗ trợ chuyển đối số cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO

Hiện nay, khi cạnh tranh với các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới thì các Doanh nghiệp Việt vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề. Trong đó, có thể kể đến như tiềm lực tài chính yếu, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ còn lạc hậu.

Bình luận (0 bình luận)