Trước nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp đang đứng trước những nguy cơ và thách thức. Sự thay đổi về nhu cầu thị trường, những dự báo kinh tế không chính xác có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho nhà quản trị luôn […]

Trước nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp đang đứng trước những nguy cơ và thách thức. Sự thay đổi về nhu cầu thị trường, những dự báo kinh tế không chính xác có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho nhà quản trị luôn phải tìm kiếm các giải pháp cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng cho Doanh nghiệp mình. Với các Doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp quản trị chuỗi cung ứng hoặc một vài lời khuyên làm cách nào để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn, những phương pháp dưới đây có thể giải đáp giúp bạn.

Loại bỏ “tính lạc hậu” 

Nhiều Doanh nghiệp vẫn còn quản lý, lập kế hoạch mua hàng bằng phương pháp truyền thống, đặc biệt là trên Excel. Phương pháp này đã lỗi thời và không có tính chính xác cao cho việc quản lý dữ liệu. Để đảm bảo đang sử dụng những thông tin mới, chính xác, các Doanh nghiệp nên nâng cấp quy trình mua hàng của mình bằng các giải pháp công nghệ như E-Procurement.

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào vận hành mua hàng sẽ giúp Doanh nghiệp có thể kiểm soát các hoạt động cung như chi phí đầu vào hiệu quả. Nếu nguồn ngân sách có giới hạn, các Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm của Việt Nam như E-Procurement của NextPro, rất hiệu quả cho quy trình mua hàng.

cai-thien-hieu-qua-chuoi-cung-ung

>> Tìm hiểu thêm về hệ thống mua hàng trực tuyến E-Procurement của NextPro: TẠI ĐÂY!

Sử dụng giải pháp cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng thích hợp cho lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp bạn

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều gói phần mềm hoặc các module tự do. Mỗi ứng dụng, phần mềm đều phải được cài đặt và kết nối với hệ thống chung của Doanh nghiệp. Do đó, hãy tiến hành nghiên cứu các hệ thống hiện đang được thiết kế cho các Doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoặc các Doanh nghiệp có cách thức hoạt động tương tự. Từ đó, tìm ra được những giải pháp phù hợp giúp cho Doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn. 

Thiết lập các thước đo quản lý

Mặc dù đầu tư khá nhiều vào các giải pháp công nghệ, nhưng đa số Doanh nghiệp vẫn không có các thước đo quản lý hiệu quả. Balanced Scorecard – Bảng cân bằng cho Doanh nghiệp bao gồm các thước đo quản lý chuỗi cung ứng có thể cung cấp thông tin kịp thời giúp các nhà quản trị phản ứng nhanh chóng trước các vấn đề xảy ra sắp tới trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay.

Doanh nghiệp có thể bắt đầu với những thước đo có thể đối chiếu trong và ngoài tổ chức như vòng xoay tiền mặt, tỉ lệ đơn hàng thành công, hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư và các chỉ số về sự ổn định.

Tích hợp các hoạt động trong chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp

Hãy tích hợp những gì đội ngũ kinh doanh muốn bán, những gì Doanh nghiệp muốn sản xuất và những gì phòng tài chính dự định thu vào thành một kế hoạch thống nhất. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch sản xuất (S&OP) cho phép nhà quản trị tìm ra điểm cân bằng tối ưu nhất giữa nhu cầu của khách hàng, sản lượng sản xuất và lợi nhuận.

Xem xét việc hợp tác với nhà cung cấp chiến lược

Thay vì tìm kiếm và lựa chọn những nguồn cung ứng có chi phí rẻ và phân bố ở nhiều địa điểm, Doanh nghiệp nên có một giải pháp tích hợp nguồn cung ứng, hợp tác với các nhà cung cấp chiến lược thật sự để có thể giúp Doanh nghiệp hoạt động tốt dù ở bất cứ đâu, dù phải chi trả nhiều hơn.

Giám sát hiệu suất của nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng

Những sai lầm của nhà cung cấp có thể phá hỏng toàn bộ chuỗi cung ứng và ảnh hưởng tới lợi nhuận sau cùng. Do đó, Doanh nghiệp nên quản lý và đánh giá hiệu suất những nhà cung cấp của mình liên tục để tránh trường hợp rủi ro. Và để làm được như vậy, Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đánh giá nhà cung cấp và thay đổi đối tác nếu cần thiết.

“Chuỗi cung ứng không chỉ là bắt đầu từ nhà kho hoặc kết thúc trên kệ hàng, nó phải là chuỗi hoàn hảo.”

Nhiều Doanh nghiệp nghĩ rằng chuỗi cung ứng được bắt đầu từ nhà kho và kết thúc khi sản phẩm đến được nơi bán hàng, nhưng như vậy là hoàn toàn thiếu sót. Quan trọng hơn việc bảo đảm sản phẩm đến được nơi phân phối là phải chắc chắn những sản phẩm đó khách hàng có nhu cầu sử dụng. Tức là Doanh nghiệp cần phải nắm chắc nhu cầu của thị trường để tiến hành hoạt động cung-cầu phù hợp. Điều này cũng là một phần của chiến lược quản lý chuỗi cung ứng.

Trên đây là những giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng dành cho Doanh nghiệp. Tùy vào tình hình thực tế của Doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể áp dụng vào vận hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả hơn. Tất cả hướng đến sự phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng cho Doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:

Ứng dụng E-Procurement để quản lý phòng mua hàng hiệu quả

Quản lý danh mục mua hàng với E-Procurement 2023

Khám phá các chức năng chính nổi bật bên trong hệ thống E-Procurement của NextPro

Tối ưu quản lý mua hàng doanh nghiệp với giải pháp E-Procurement tốt nhất

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào vận hành mua hàng sẽ giúp Doanh nghiệp có thể kiểm soát các hoạt động cung như chi phí đầu vào hiệu quả. Nếu nguồn ngân sách có giới hạn, các Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm của Việt Nam như E-Procurement của NextPro, rất hiệu quả cho quy trình mua hàng.

Bình luận (0 bình luận)