Mô hình thương mại điện tử B2B đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Ứng dụng mô hình sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất & thương mại trong lĩnh vực B2B có thể mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí vận hành hiệu quả. Cùng khám phá 4 […]

Mô hình thương mại điện tử B2B đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Ứng dụng mô hình sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất & thương mại trong lĩnh vực B2B có thể mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí vận hành hiệu quả. Cùng khám phá 4 mô hình TMĐT B2B phổ biến tại Việt Nam hiện nay thông qua bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của mô hình thương mại điện tử B2B

mo-hinh-thuong-mai-dien-tu-b2b

Mô hình thương mại điện tử B2B là mô hình giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Nó thường được sử dụng trong các hoạt động thương mại trực tuyến hoặc các ngành công nghiệp liên quan đến sản xuất và cung cấp hàng hóa/dịch vụ. Các mô hình thương mại điện tử B2B  thường có đặc điểm riêng biệt sau đây:

  • Quy mô lớn: TMĐT B2B là giao dịch giữa các công ty, tập đoàn với nhau nên thường có quy mô lớn. Khi xét theo đơn hàng và số lượng hàng hóa thường lớn hơn so với thương mại điện tử B2C (Business-to-Consumer).
  • Quan hệ đối tác chiến lược: TMĐT B2B thường dựa trên các quan hệ đối tác chiến lược giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường thiết lập các mối quan hệ lâu dài để đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ liên tục. Điều này bao gồm việc xây dựng niềm tin, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý rủi ro và chia sẻ thông tin kinh doanh.
  • Tính phức tạp và tùy chỉnh cao: Các giao dịch B2B thường có tính phức tạp cao và đòi hỏi tùy chỉnh theo yêu cầu của từng khách hàng. Điều này bởi vì các doanh nghiệp thường có nhu cầu đặc biệt, như đặt hàng theo số lượng lớn, yêu cầu đặc thù về chất lượng, quy cách sản phẩm, giao hàng định kỳ, và các yêu cầu về thanh toán và hợp đồng phức tạp.
  • Quy trình mua hàng dài và phức tạp: Quy trình mua hàng trong TMĐT B2B thường kéo dài và phức tạp hơn so với B2C. Điều này bởi vì quy trình mua hàng trong mô hình B2B thường yêu cầu sự tham gia và phê duyệt từ nhiều bộ phận và cấp quản lý khác nhau trong doanh nghiệp. Quy trình này bao gồm việc xem xét các yêu cầu, đánh giá nhà cung cấp, thương thảo hợp đồng, xác nhận đặt hàng và xử lý thanh toán.

2. Vai trò của mô hình thương mại điện tử B2B đối với nền kinh tế 

mo-hinh-thuong-mai-dien-tu-b2b

Ứng dụng mô hình thương mại điện tử B2B

Mở rộng quy mô thị trường

TMĐT B2B cho phép các doanh nghiệp truy cập vào thị trường toàn cầu một cách dễ dàng. doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận đến hàng triệu khách hàng B2B tiềm năng, điều này mở rộng quy mô thị trường và tạo ra cơ hội kinh doanh mới.

Tiết kiệm chi phí vận hành

So với cách kinh doanh B2B truyền thống, kinh doanh trên TMĐT B2B sẽ giúp doanh nghiệp giúp giảm thiểu chi phí vận hành. Các doanh nghiệp không cần phải thuê mặt bằng, tuyển dụng nhiều nhân sự, tốn nhiều thời gian để tìm kiếm và liên hệ với khách hàng. Họ cũng có thể tổ chức quy trình bán hàng và giao hàng một cách hiệu quả hơn thông qua tự động hóa và hệ thống quản lý. 

mo-hinh-thuong-mai-dien-tu-b2b

Nâng cao hiệu quả marketing

TMĐT B2B cung cấp các công cụ tiếp thị và quảng cáo mạnh mẽ thông qua việc sử dụng công nghệ và dữ liệu, các doanh nghiệp có thể phân tích và hiểu khách hàng mục tiêu một cách chi tiết, từ đó tạo ra chiến lược tiếp thị tốt hơn và tăng cường tương tác với khách hàng. Các công cụ tiếp thị online như email marketing, ads trên mạng xã hội và SEO đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả marketing của các doanh nghiệp.

Hỗ trợ cho doanh nghiệp mới

TMĐT B2B cung cấp một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh. Với chi phí vận hành thấp hơn và khả năng tiếp cận đến khách hàng B2B rộng lớn, các doanh nghiệp mới có thể bắt đầu và phát triển một cách nhanh chóng. Điều này tạo ra một sự cạnh tranh công bằng và khuyến khích sự đổi mới trong nền kinh tế.

Tác động đến chuỗi cung ứng

TMĐT B2B thay đổi cách các doanh nghiệp tương tác và quản lý chuỗi cung ứng. Nó tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển, quản lý kho hàng và tích hợp thông tin về hàng hóa từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng. Điều này giúp giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu suất trong chuỗi cung ứng.

3. 4 Mô hình thương mại điện tử B2B ở Việt Nam 

Mô hình TMĐT B2B thuộc bên mua

Mô hình thương mại điện tử B2B thiên về bên mua có thể được hiểu là mô hình kinh doanh tập trung chính bên mua. Với  mô hình này, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Từ đó, phát triển sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu này. Điều này khá quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh cao. 

Với mô hình TMĐT B2B này, các hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần tìm cách tăng cường quan hệ với khách hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của họ, tạo ra lợi nhuận và củng cố thị phần. 

Mô hình TMĐT B2B thuộc bên bán 

Mô hình thương mại điện tử B2B này khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp B2B đều sở hữu trang web thương mại điện tử riêng để cung cấp dịch vụ/hàng hóa cho bên thứ ba. Bên thứ 3 có thể là đại lý, người bán lại, nhà sản xuất. Do đó, mô hình này thường cung cấp sản phẩm với số lượng vừa và lớn.

Mô hình TMĐT B2B trung gian

Mô hình thương mại điện tử B2B trung gian sẽ được phát triển bởi các công ty dịch vụ dưới dạng sàn TMĐT B2B như Alibaba.com, NextPro.io… Với mô hình này, nhà cung cấp và doanh nghiệp mua hàng sẽ kết nối và trao đổi thông qua một sàn giao dịch điện tử trung gian. 

Những năm gần đây, mô hình thương mại điện tử B2B này ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Tất cả các hoạt động được thực hiện thông qua sàn TMĐT trung gian. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số sàn TMĐT B2B uy tín TẠI ĐÂY

Mô hình TMĐT B2B hợp tác

Mô hình này cũng tương tự như mô hình TMĐT B2B trung gian. Tuy nhiên, nó được tập trung và sở hữu bởi một số công ty. Một số hình thức phổ biến của mô hình này chẳng hạn như sàn giao dịch Internet (internet exchange), chợ trực tuyến (e-market), sàn giao dịch (business exchange), chợ điện tử (e-market),…

>> Tham gia MUA – BÁN trên sàn TMĐT B2B: TẠI ĐÂY! 

Bài viết gần đây:

Bán hàng B2B là gì? Các kênh bán hàng B2B hiệu quả cho doanh nghiệp

Quy trình đăng ký kinh doanh online cho doanh nghiệp trên sàn TMĐT B2B NextPro

Sàn TMĐT B2B NEXTPRO. Đây là kênh thương mại uy tín kết nối Nhà cung cấp với các Doanh nghiệp mua hàng thuộc các ngành nghề khác nhau tại thị trường Việt Nam. Với sàn TMĐT B2B NEXTPRO, nhà cung cấp có thể đăng ký gian hàng miễn phí để kinh doanh, kết nối với các khách hàng B2B tiềm năng có nhu cầu. Từ đó, thúc đẩy doanh số, tăng độ nhận diện của thương hiệu đến với các khách hàng tiềm năng.

Bình luận (0 bình luận)