Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ ràng khiến cho con người nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Bởi vậy, phát triển bền vững trở thành mục tiêu toàn cầu. Chạy theo xu hướng chung, các Doanh nghiệp cũng đang hướng tới nhiều giải […]

Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ ràng khiến cho con người nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Bởi vậy, phát triển bền vững trở thành mục tiêu toàn cầu. Chạy theo xu hướng chung, các Doanh nghiệp cũng đang hướng tới nhiều giải pháp xanh để thể hiện trách nhiệm của mình với môi trường và toàn xã hội. Một trong những giải pháp được các doanh nghiệp chú trọng là xu hướng mua hàng xanh trong chuỗi cung ứng.  

Green Procurement – Xu hướng mua hàng xanh trong chuỗi cung ứng là gì? 

xu-huong-mua-hang-xanh-trong-chuoi-cung-ung

Mua hàng xanh (Green Procurement) là việc thiết lập các chính sách, tiêu chuẩn mua hàng trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp hay lĩnh vực để đảm bảo rằng quyết định mua bao gồm cả các yếu tố môi trường là một trong các tiêu chí quyết định. Thuật ngữ Mua hàng xanh chỉ việc lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ có cùng chức năng nhưng ít gây tác động xấu đến môi trường, có cùng mức giá cạnh tranh mà vẫn thể hiện được trách nhiệm xã hội.

Mua hàng xanh sẽ giúp ngăn chặn trước những chi phí không cần thiết liên quan đến vấn đề về môi trường xuất hiện trong tổ chức. Thuật ngữ “càng rẻ càng tốt” không đúng đối với mua sản phẩm và dịch vụ. Sản phẩm có thể mua với giá ban đầu rẻ nhưng có thể này càng đắt lên trong thời gian dài do tăng chi phí liên quan đến vận hành hay xử lí hệ quả về an toàn, môi trường. Mua hàng xanh có thể giúp chọn các sản phẩm ít gánh nặng cho môi trường, an toàn và đem lại lợi nhuận cho tổ chức.

Nguyên tắc cơ bản của xu hướng mua hàng xanh trong chuỗi cung ứng 

xu-huong-mua-hang-xanh-trong-chuoi-cung-ung

Nguyên tắc 1: Tính cần thiết

Bước đầu tiên trước khi mua sắm là cân nhắc kĩ xem sản phẩm hay dịch vụ có cần thiết hay không. Việc sửa chữa hay thay đổi cũng nên được cân nhắc đối với các sản phẩm đang được sử dụng. 

Bên cạnh đó, giải pháp thuê hoặc cho thuê cũng nên được xem xét hoặc mua các sản phẩm mới với số lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Nguyên tắc 2: Vòng đời của sản phẩm

Khi quyết định mua, các tác động khác nhau tới môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ giai đoạn thu mua nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm bị thải bỏ, cần phải xem xét và cân nhắc đến một số các đặc tính sau:

  • Giảm thiểu các chất độc hại: Người tiêu dùng có thể góp phần giảm thiểu phát sinh các chất có hại bằng cách lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường hay những sản phẩm chứa ít các chất độc hại. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất loại bỏ việc sử dụng các chất gây hại đến môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
  • Sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng: Khuyến khích người tiêu dùng mua các sản phẩm tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
  • Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: Người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái tạo một cách bền vững, theo đó các tài nguyên tái tạo phải được sử dụng hiệu quả để giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường. 
  • Tăng độ bền: Người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có tuổi thọ sử dụng lâu dài. Ngoài ra, trước khi mua sản phẩm, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng các bộ phận thay thế, khả năng sửa chữa và thời gian bảo trì. Nên tránh mua sản phẩm có yêu cầu thay thế các bộ phận quá thường xuyên.
  • Thiết kế để tái sử dụng: Người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có thể tái sử dụng mà không cần phải sản xuất lại cho cùng mục đích sử dụng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể gánh nặng cho môi trường.
  • Thiết kế để tái chế: Giải pháp tốt nhất cho những sản phẩm khi không thể sử dụng tiếp là tái chế. Trước khi quyết định mua một sản phẩm, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc hệ thống thu hồi và tái chế sẵn có cho những vật liệu đó.
  • Sản phẩm có chứa vật liệu tái chế: Sản phẩm có chứa các vật liệu tái chế hoặc những bộ phận có thể tái sử dụng sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát sinh chất thải.
  • Tính thải bỏ: Với những sản phẩm không thể sử dụng nhiều lần hoặc tái chế, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm cho phép dễ dàng xử lý và thải bỏ nhằm giảm tối đa các tác động xấu đến môi trường.

Nguyên tắc 3: Nỗ lực của nhà cung ứng

Ngoài việc đánh giá sản phẩm, người tiêu dùng cũng cần đánh giá những hoạt động bảo vệ môi trường của nhà cung ứng như: Liệu doanh nghiệp có áp dụng chính sách môi trường không? Có triển khai các biện pháp quản lý môi trường phù hợp hay không? Hoặc họ có tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường không?

Nguyên tắc 4: Thu thập thông tin về môi trường

Trước khi quyết định mua một sản phẩm, những thông tin môi trường mà người tiêu dùng nên quan tâm như nhãn môi trường, thông tin của doanh nghiệp trên sản phẩm hoặc website. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể yêu cầu nhà phân phối cung cấp các thông tin chi tiết hơn về môi trường của sản phẩm đó.

Hỗ trợ mua hàng Doanh nghiệp với E-Procurement 

E-Procurement là giải pháp mua hàng được số hóa từ quy trình mua hàng truyền thống. Đây là công cụ hỗ trợ cho nhân viên mua hàng trong việc quản lý và vận hành mua hàng, đồng thời, hỗ trợ Ban lãnh đạo kiểm soát mua hàng hiệu quả. 

Bằng cách khai thác và ứng dụng những công nghệ mới nhất vào việc quản lý mua hàng, NextPro đã phát triển hệ thống mua hàng E-Procurement. Ứng dụng E-Procurement của NextPro sẽ giúp Doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhà cung ứng, kiểm soát chi phí mua hàng hiệu quả. Nhân viên mua hàng có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch, chiến lược mua hàng. 

Với những tính năng nổi bật như thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến,…hệ thống sẽ tạo ra một “không gian” để nhân viên mua hàng có thể đàm phán với nhà cung cấp mà không cần phải trao đổi trực tiếp như trước đây. Qúy Doanh nghiệp quan tâm và mong muốn trải nghiệm thực tế hệ thống, vui lòng liên hệ với NextPro để được tư vấn và hỗ trợ ngay!

*Bài viết gần đây:

6 Sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp mà Doanh nghiệp cần lưu ý

Những điều nên và không nên làm khi quản lý mối quan hệ giữa nhà cung cấp và Doanh nghiệp

Vai trò của nhà cung cấp đối với Doanh nghiệp

Tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT B2B NextPro 

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

  • Hotline: 0903 799 826
  • Địa chỉ: 57 Lê Thị Hồng Gấm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM.
  • Email: info@nextpro.io
  • LinkedIn: NextPro Intelligent Procurement & Auction Platform 

E-Procurement là giải pháp mua hàng được số hóa từ quy trình mua hàng truyền thống. Đây là công cụ hỗ trợ cho nhân viên mua hàng trong việc quản lý và vận hành mua hàng, đồng thời, hỗ trợ Ban lãnh đạo kiểm soát mua hàng hiệu quả. 

Bình luận (0 bình luận)