Hiện nay, tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề, lĩnh vực và Procurement cũng không ngoại lệ. Cùng khám phá một số thuật ngữ Tiếng Anh thông dụng về mua hàng thông qua bài viết dưới đây.   Tại sao tiếng Anh cần thiết trong ngành Procurement  Không chỉ […]

Hiện nay, tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề, lĩnh vực và Procurement cũng không ngoại lệ. Cùng khám phá một số thuật ngữ Tiếng Anh thông dụng về mua hàng thông qua bài viết dưới đây.  

Tại sao tiếng Anh cần thiết trong ngành Procurement 

rui-ro-trong-procurement-thuong-mac-phai

Không chỉ riêng các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, ngay cả các công ty trong nước cũng yêu cầu các ứng viên mua hàng phải có khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh tốt. Điều này cũng không quá khó hiểu vì các Doanh nghiệp phải hợp tác, liên kết với các nhà cung cấp trong và ngoài nước, đặc biệt là với trách nhiệm của các nhân viên thu mua quốc tế. Do đó, ngoại ngữ là kỹ năng cần thiết.

Một số thuật ngữ tiếng Anh thông dụng về mua hàng 

thuat-ngu-tieng-anh-thong-dung-ve-mua-hang

Thuật ngữ tiếng Anh thông dụng về Mua hàng

  1. Independent Contractors: Là những nhà cung cấp đảm nhiệm thực hiện các hoạt động cung ứng với Doanh nghiệp dưới tư cách là nhà thầu độc lập. Những nhà thầu độc lập này không được coi là nhân viên, đối tác, công ty con hoặc các đơn vị liên doanh với Doanh nghiệp.
  2. Stakeholder: Là các bên liên quan bao gồm cá nhân hoặc tổ chức bị ảnh hưởng dưới bất kỳ hình thức nào bởi các quyết định trong hoạt động mua hàng của Doanh nghiệp. 
  3. Logistics: Là quá trình vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc dịch vụ từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng. 
  4. Intralogistics: Là thuật ngữ dùng để diễn tả các hoạt động trong quá trình vận chuyển giới hạn trong một phạm vi nhất định như nhà kho, trung tâm phân phối, trung tâm thiết kế. Nó bao gồm các hoạt động thực hiện, giám sát, tối ưu hóa quá trình xử lý các nguyên vật liệu và thông tin. 
  5. Purchase Order: là đơn đặt hàng được nhân viên mua hàng khởi tạo nhằm xác nhận cho nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ cần thiết, số lượng và các điều khoản cần thiết. 
  6. Sourcing: Là thuật ngữ liên quan đến các hoạt động đầu vào của Doanh nghiệp bao gồm đánh giá thị trường để xác định nhà cung cấp có năng lực cung ứng cho Doanh nghiệp. 
  7. Sole sourcing: Thuật ngữ dùng để chỉ nhà cung cấp có thể đáp ứng các yêu cầu từ người mua hàng mà các nhà cung cấp khác không thể đáp ứng.
  8. Split Sourcing: Là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nguồn cung ứng tách rời, tức là có hơn 2 nhà cung cấp cùng cung ứng một mặt hàng giống nhau. 
  9. Order Confirmation/ Acknowledgement: Là sự xác nhận từ phía nhà cung cấp cho Doanh nghiệp khi họ đã nhận được PO – Purchase Order.
  10. Request for Quotation (RFQ): Yêu cầu chào giá, được sử dụng trong trường hợp Doanh nghiệp muốn biết giá hàng hóa/dịch vụ của nhà cung cấp. 
  11. Request for Information (RFI): Yêu cầu thông tin được sử dụng khi Doanh nghiệp muốn biết thêm thông tin về nhà cung cấp.
  12. Request for Bid (RFB): Là thuật ngữ diễn tả sự mời chào về thông số kỹ thuật, điều khoản và điều kiện niêm yết giá thầu. 
  13. Request for Proposal (RFP): Đây là một lời mời thầu trong đó các chi tiết sẽ không được nêu ra và các thắc mắc từ Doanh nghiệp sẽ được phản hồi trong buổi đàm phán. 
  14. Counter Offer: Đây là từ dùng để chỉ đề nghị từ người mua dành cho nhà cung cấp.
  15. Requisition/Purchase Order: Là một biểu mẫu được đưa ra bởi người có nhu cầu mua sắm hàng hóa trong Doanh nghiệp gửi đến bộ phận mua hàng để tiến hành mua sắm. 
  16. Blanket Order: Là thỏa thuận mua hàng hoặc đơn gọi hàng với số lượng sản phẩm nhất định trong khoảng thời gian nhất định với nhà cung cấp. Thực chất, đây có thể được xem là hoạt động mua bán theo yêu cầu. 
  17. Centralized Purchasing: Đây là hình thức mua hàng cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp vào cùng thời điểm nhất định. 
  18. Decentralized Purchasing: Đây là hình mua hàng mà bộ phận mua hàng sẽ phân quyền mua hàng đến các bộ phận hoặc chi nhánh khác của Doanh nghiệp. 
  19. Direct Purchasing: Đây là hình thức mua hàng hàng hóa/dịch vụ trực tiếp. Với hình thức này, việc mua hàng thường được mua số lượng lớn với mức chi phí, chất lượng và uy tín tốt nhất. 
  20. Indirect Purchasing: Đây là hình thức mua hàng để duy trì hoạt động kinh doanh hằng ngày. Ví dụ các sản phẩm MRO được mua dưới hình thức này nhằm hỗ trợ sửa chữa, bảo trì và vận hành nguồn cung ứng. 

Trên đây là các thuật ngữ cơ bản được sử dụng phổ biến trong quá trình thực hiện mua hàng tại Doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về Procurement.

Bài viết liên quan:

Xu hướng E-Procurement trong chuyển đổi mua hàng Doanh nghiệp

6 Bước của Quy trình mua hàng trong Doanh nghiệp

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Khi nền kinh tế hội nhập, tiếng Anh giao tiếp dành cho nhân viên bán hàng đang thật sự rất cần thiết. Khi nhiều thương hiệu nước ngoài cũng như khách nước ngoài ồ ạt đến Việt Nam. Chính vì thế, không riêng gì lĩnh vực mua hàng Doanh nghiệp, tiếng Anh được xem là chìa khóa giúp bạn chạm đến thành công.

Bình luận (0 bình luận)