Đánh giá rủi ro nhà cung cấp mỗi lần lựa chọn nguồn cung ứng cho Doanh nghiệp là một việc vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp và tránh những tổn thất do rủi ro gây ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh […]

Đánh giá rủi ro nhà cung cấp mỗi lần lựa chọn nguồn cung ứng cho Doanh nghiệp là một việc vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp và tránh những tổn thất do rủi ro gây ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tổ chức. 

Tại sao cần đánh giá rủi ro nhà cung cấp?

Tại sao phải đánh giá rủi ro nhà cung cấp trong khi nó không xảy ra? Rủi ro là một phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp, nó có thể chưa xảy ra chứ không hoàn toàn là không xảy ra. Bởi nhà cung cấp là nhân tố bên ngoài, Doanh nghiệp rất khó để kiểm soát được các vấn đề phát sinh nên không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro tiềm ẩn. 

Việc xác định và đánh giá rủi ro nhà cung cấp sẽ giúp Doanh nghiệp giảm thiểu được những tác động từ các mối đe dọa tiềm ẩn. Đó là lý do việc đánh giá rủi ro nguồn cung ứng luôn là một phần quan trọng trong quá trình chọn lựa và quản lý nhà cung cấp. Những đánh giá nhà cung cấp này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động khi hợp tác sau này. 

Đánh giá rủi ro nhà cung cấp

Những rủi ro trong quá trình làm việc với nhà cung cấp 

Trong quá trình làm việc với nhà cung cấp thường ẩn chứa những rủi ro như

Nhà cung cấp chậm trễ, giao hàng không đúng hạn: Đây là rủi ro xảy ra khi hàng hóa bị lỗi hoặc nhà cung cấp chậm trễ trong quá trình cung ứng dẫn đến thiếu hụt hàng hóa cho quá trình sản xuất, gây ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp. 

Thiệt hại về thương hiệu: Đây là rủi ro ảnh hưởng đến danh tiếng của Doanh nghiệp do xung đột với các nguyên tắc của tổ chức, mong muốn của khách hàng và các bên liên quan khác. 

Mất lợi thế cạnh tranh: Những rủi ro liên quan đến lợi thế cạnh tranh thương không được xác định rõ, nó có thể là hành vi ăn cắp bản quyền, hàng giả, hàng hóa được kinh doanh tại các kênh phạm pháp,…

Rủi ro về chi phí: Chi phí đầu vào cao hơn dự kiến gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận.

Rủi ro chất lượng: Chất lượng đầu vào không đảm bảo gây ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm hoặc dịch vụ kém. 

quy-trinh-danh-gia-rui-ro-nha-cung-cap

6 Bước trong quy trình đánh giá rủi ro nhà cung cấp 

Xác định nhà cung cấp 

Xác định nhà cung cấp chiến lược, có ảnh hưởng nhất định đối với sự thành công hoặc có rủi ro cao nhất đối với Doanh nghiệp. Đây là bước khá quan trọng vì trung bình mỗi Doanh nghiệp có hàng trăm, hàng nghìn nhà cung cấp khác nhau. Do đó, người mua hàng chỉ thực hiện đánh giá một số nhà cung cấp thật sự cần thiết hoặc có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá 

Xây dựng một bản tiêu chí đánh giá bao gồm việc kiểm tra các rủi ro mà các nhà cung cấp có thể gây ra cho Doanh nghiệp, mức độ nghiêm trọng của rủi ro đó và khả năng xảy ra. Thông thường, đánh giá cần thể hiện rõ các vấn đề về chất lượng, hiệu quả, tính xác thực. 

Bảng tiêu chí này được sử dụng để tìm hiểu các chính sách, quy trình và thủ tục của nhà cung cấp để người mua hàng có thể xác định những rủi ro. Bảng hỏi đánh giá cần lưu ý tránh các câu hỏi dài dòng, khó hiểu mà thay vào đó là những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản và người mua hàng cần điều chỉnh câu hỏi để thăm dò lĩnh vực quan tâm trên cơ sở nhà cung cấp. 

quy-trinh-danh-gia-hieu-qua-nha-cung-cap

Xác định tiêu chí đánh giá rủi ro nhà cung cấp

Yêu cầu nhà cung cấp hoàn thành đánh giá

Người mua hàng cần yêu cầu nhà cung cấp hoàn thành bảng đánh giá trong thời gian dự kiến. Một số trường hợp, nhà cung cấp có thể yêu cầu người mua hàng giúp đỡ, họ sẽ cung cấp tài liệu cần thiết hoặc để cho nhiều nhân viên phụ trách trả lời. 

Kiểm tra và phân tích kết quả

Sau khi đã có kết quả, người mua hàng cần dành thời gian để xếp hạng rủi ro mỗi nhà cung cấp dựa trên mức độ ảnh hưởng và số lượng rủi ro mà họ có thể gây ra đối với Doanh nghiệp. 

Đưa ra phương án dựa trên kết quả

Với những kết quả đã đánh giá trước đó, thông thường người mua hàng sẽ tiến hành yêu cầu nhà cung cấp khắc phục, xem xét về mức độ rủi ro mà nhà cung cấp đặt ra để đề xuất phương án khắc phục. Trong một số trường hợp, bạn có thể thực hiện đánh giá chuyên sâu trực tiếp tại trụ sở của nhà cung cấp. 

Mặc khác, một số trường hợp hiếm hoi, mức độ rủi ro nghiêm trọng buộc người mua hàng phải xóa hoàn toàn nhà cung cấp ra khỏi danh sách. Lúc này, người mua hàng cần phải tìm kiếm một nguồn cung ứng mới thay thế để giảm thiểu tác động của việc chuyển đổi nguồn cung ứng với Doanh nghiệp. 

Có thêm các đánh giá định kỳ

Tùy vào nhà cung cấp và hồ sơ rủi ro của họ, người mua hàng có thể tiến hành đánh giá định kỳ, từ một lần đến nhiều lần trong năm. Để đảm bảo lợi ích lâu dài cho Doanh nghiệp, người mua hàng cần thực hiện trách nhiệm giải trình với các nhà cung cấp về thời điểm đánh giá để đảm bảo mối quan hệ với họ. Tóm lại, người mua hàng cần có một chiến lược quản lý và đánh giá rủi ro hợp lý. 

nhung-phan-mem-e-procurement-tot-nhat

đánh giá rủi ro nhà cung cấp

Thông qua bài viết trên, NextPro hy vọng có thể giúp cho người mua hàng có thể hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá nhà cung cấp và biết cách thiết lập bảng đánh giá theo đúng quy trình. Trong quá trình làm việc và quản lý nhà cung cấp, chắc chắn cũng sẽ có nhiều rủi ro liên quan đến dữ liệu cũng như chi phí. Do vậy, nhà quản trị mua hàng cần có sự hỗ trợ của các giải pháp công nghệ trong mua hàng. 

>> Tham khảo các tính năng nổi bật bên trong giải pháp mua hàng trực tuyến E-Procurement — TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan:

6 Sai lầm khi lựa chọn nhà cung cấp mà Doanh nghiệp cần lưu ý

Những điều nên và không nên làm khi quản lý mối quan hệ giữa nhà cung cấp và Doanh nghiệp

Vai trò của nhà cung cấp đối với Doanh nghiệp

___________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Trong quá trình làm việc và quản lý nhà cung cấp, chắc chắn cũng sẽ có nhiều rủi ro liên quan đến dữ liệu cũng như chi phí. Do vậy, nhà quản trị mua hàng cần có sự hỗ trợ của các giải pháp công nghệ trong mua hàng.

Bình luận (0 bình luận)