Hậu quả của gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế? Những năm gần đây, chúng ta đều đã chứng kiến sự gián đoạn chuỗi cung ứng xảy ra trong tất cả các ngành công nghiệp. Hậu quả của gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến các Doanh nghiệp bị […]

Hậu quả của gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?

Những năm gần đây, chúng ta đều đã chứng kiến sự gián đoạn chuỗi cung ứng xảy ra trong tất cả các ngành công nghiệp. Hậu quả của gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến các Doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề và đứng trước nguy cơ “đóng cửa”. Do vậy, để phòng tránh những rủi ro tác động đến chuỗi cung ứng, Doanh nghiệp cần đề ra những phương án phù hợp.

Gián đoạn chuỗi cung ứng là gì? Hậu quả của gián đoạn chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống tập hợp các nguồn lực của Doanh nghiệp bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình từ lúc sản xuất cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng sẽ bao gồm cả nhà sản xuất, nhà cung cấp, kho, đại lý bán lẻ và khách hàng.

hau-qua-cua-gian-doan-chuoi-cung-ung

hậu quả của gián đoạn chuỗi cung ứng

Gián đoạn chuỗi cung ứng là sự cố xảy ra trong lúc chuỗi cung ứng đang vận hành. Lúc này, chuỗi cung ứng có thể đang bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (thiên tai, hỏa hoạn…) hoặc các yếu tố bên trong (chất lượng thành phẩm, nguồn nguyên vật liệu,…). Cả hai yếu tố này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng. Gián đoạn chuỗi cung ứng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà còn gây tác động đến mức tăng trưởng của nền kinh tế chung và tăng tỷ lệ lạm phát.

Nguyên nhân làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp

Một số nguyên nhân cụ thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng trong Doanh nghiệp bao gồm: 

Đại dịch: Đây thường là nguyên nhân lớn nhất gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời gian gần đây. Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn nghiêm trọng. Mặc dù đã được kiểm soát, nền kinh tế cũng có những bước khôi phục nhưng còn không ít trở ngại.

Vấn đề Logistics: Chuỗi cung ứng toàn cầu đang ngày càng phát triển tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp có thể thâm nhập vào các thị trường khác nhau. Từ đó, hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế cũng được tăng cường nhằm hỗ trợ cho sự liên tục của chuỗi cung ứng. Khi quá trình Logistics bị sự cố, các tuyến đường vận chuyển bị hạn chế sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình cung ứng nguyên vật liệu và cung cấp sản phẩm của Doanh nghiệp. 

Biến động thị trường: Những biến động về giá cả trên thị trường cũng sẽ có những tác động đến chuỗi cung ứng. Việc nhà cung cấp tăng giá hoặc thiếu nguồn cung do cầu quá nhiều cũng sẽ khiến cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy do thiếu đầu vào. 

Thiên tai: Các thảm họa từ thiên nhiên cũng là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 

Vấn đề sản phẩm: Chất lượng sản phẩm không được đảm bảo gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng là kết quả không một Doanh nghiệp nào mong muốn. Nhưng trong quá trình sản xuất và cung ứng, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến nguyên vật liệu đầu vào, hay đóng gói, bảo quản, vận chuyển,… dẫn đến khi đến tay người tiêu dùng chất lượng không đảm bảo. Lúc này, chuỗi cung ứng sẽ bị chậm trễ trong việc phân phối sản phẩm. 

Ngoài những nguyên nhân trên, còn rất nhiều yếu tố khác có thể tác động gây ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp. Do vậy, để không xảy ra tình trạng trên, các Doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn kỹ lưỡng để phòng chống các tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. 

hau-qua-cua-gian-doan-chuoi-cung-ung

hậu quả của gián đoạn chuỗi cung ứng

Giải pháp giảm thiểu khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng cho Doanh nghiệp 

Để giảm thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước các phương án để giải quyết vấn đề khi gặp rủi ro. 

  • Xây dựng hàng tồn kho: Những nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất cần được đảm bảo cung ứng kịp thời và luôn đảm bảo đủ số lượng hàng tồn kho. 
  • Xác định nhà cung cấp dự phòng: Không nên phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất bởi khi nguồn cung xảy ra vấn đề, Doanh nghiệp cung sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Thay vào đó, bạn nên có danh sách nhà cung cấp dự phòng có thể đáp ứng được nhu cầu ngay khi cần thiết cũng như là chia sẻ đơn hàng lớn cho nhiều nhà cung cấp nếu giá thành không thay đổi để tránh bị phụ thuộc. 
  • Lập kế hoạch khẩn cấp: Kế hoạch khẩn cấp là một dự đoán chi tiết về những khả năng có thể xảy ra dựa trên những phân tích về thị trường. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị có thể thích ứng nhanh chóng với những sự cố bất ngờ. 
  • Khắc phục điểm yếu: Liệt kê những điểm yếu có thể gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng và tìm kiếm các giải pháp để khắc phục. Phân tích và đánh giá những yếu tố có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp bạn. 

Ngoài những giải pháp để hạn chế gián đoạn chuỗi cung ứng được đề cập trên, Doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp hỗ trợ mua hàng hiệu quả E-Procurement của NextPro. Đây là giải pháp giúp các Doanh nghiệp có thể quản lý được nhu cầu và chi phí đầu vào hiệu quả, quản lý và làm việc với nhà cung cấp nhanh chóng, giúp cho quá trình kết nối trao đổi nhu cầu giữa các phòng ban với phòng mua hàng trở nên dễ dàng hơn. 

>>> Tìm hiểu thêm về hệ thống mua hàng trực tuyến Doanh nghiệp E-Procurement: TẠI ĐÂY! 

Bài viết liên quan:

Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của quản trị thông tin trong chuỗi cung ứng

___________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement của NextPro là giải pháp giúp các Doanh nghiệp có thể quản lý được nhu cầu và chi phí đầu vào hiệu quả, quản lý và làm việc với nhà cung cấp nhanh chóng, giúp cho quá trình kết nối trao đổi nhu cầu giữa các phòng ban với phòng mua hàng trở nên dễ dàng hơn. 

Bình luận (0 bình luận)