Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ quen thuộc với các Doanh nghiệp trong thời buổi nền kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay. Vai trò của chuỗi cung ứng đối với Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Việc quản lý và […]

Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ quen thuộc với các Doanh nghiệp trong thời buổi nền kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay. Vai trò của chuỗi cung ứng đối với Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp Doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh, đảm bảo lòng tin với khách hàng. 

Chuỗi cung ứng là gì? Những hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp 

Chuỗi cung ứng là sự tích hợp của các quy trình mua hàng, sản xuất, phân phối bao gồm những hoạt động liên quan đến thu mua nguyên vật liệu, sản xuất hàng hóa, phân phối, vận chuyển, giao nhận… trong quá trình từ khi bắt đầu thu mua cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

vai-tro-cua-chuoi-cung-ung-doi-voi-doanh-nghiep

vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Các hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng sẽ bao gồm:

Hoạch định: Giai đoạn này sẽ bao gồm các công việc liên quan đến lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho những giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình hoạch định, nhà quản trị cần lưu ý:

  • Dự báo nhu cầu: Xác định rõ số lượng hàng hóa cần thiết đáp ứng nhu cầu thị trường để đưa ra dự báo sản xuất tương ứng, tránh trường hợp tồn kho quá mức hoặc thiếu hụt. 
  • Định giá sản phẩm: Giá cả là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do vậy, Doanh nghiệp cần xem xét và đưa ra mức giá phù hợp. 
  • Quản lý lưu kho: Quản lý và kiểm soát mức độ và số lượng hàng tồn kho an toàn cho Doanh nghiệp. Mục đích của việc này nhằm giảm chi phí cho việc lưu kho, loại bỏ các chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng. 

Tìm nguồn hàng: Mục đích của giai đoạn này nhằm giúp Doanh nghiệp có thể tìm kiếm, so sánh và đánh giá để tìm ra nguồn cung ứng phù hợp đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất. 

Sản xuất: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng, giúp Doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Trong giai đoạn sản xuất sẽ bao gồm 3 hoạt động chính:

  • Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng những mong muốn về sản phẩm với nhu cầu của khách hàng.
  • Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
  • Quản lý và kiểm soát thành phẩm: Quản lý nguồn lực trong quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng của sản phẩm khi hoàn thành. 

Phân phối: Giai đoạn này bao gồm các hoạt động như: 

Quản lý đơn hàng: Quản lý các thông tin về đơn hàng bao gồm thời gian, số lượng, địa điểm giao nhận,… 

Lên lịch giao hàng: Thiết lập thời gian hàng sao cho thuận tiện nhất, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian quy định. 

Quy trình trả hàng: Đối với những sản phẩm không đảm bảo, công ty phải đưa quy trình hoàn trả phù hợp. 

vai-tro-cua-chuoi-cung-ung-doi-voi-doanh-nghiep

vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Vai trò của chuỗi cung ứng đối với Doanh nghiệp

Hoạt động chuỗi cung ứng nhằm nắm bắt, quản lý các hoạt động cần thiết để điều phối hàng hóa/dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, giảm lượng hàng tồn kho thông qua việc dự đoán nhu cầu và số lượng để sản xuất. Đồng thời, cải tiến hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng tính cạnh tranh và gia tăng thị phần cho Doanh nghiệp. 

Với chuỗi cung ứng hiệu quả, Doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ, trong đó có thể kể đến ưu thế về chi phí, giá thành sản phẩm kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng. Ngày nay, với xu hướng kinh tế toàn cầu hóa, nếu Doanh nghiệp quyết định kinh doanh theo hướng tự cung tự cấp sẽ khiến họ đối mặt với “vực thẳm”.

Để đầu tư và tổ chức bộ máy làm việc gồm nhiều bộ phận, Doanh nghiệp phải gánh chịu một khoản chi phí khổng lồ, chưa kể đến năng lực sản xuất và công nghệ họ đang sở hữu. Thay vào đó, việc liên kết với các đối tác cung ứng khác nhau sẽ giúp Doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về chi phí, giảm mức đầu tư cho sản xuất xuống mức thấp nhất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh. 

vai-tro-cua-chuoi-cung-ung-doi-voi-doanh-nghiep

vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

E-Procurement – Giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Trong hoạt động thu mua, vai trò của chuỗi cung ứng đối với Doanh nghiệp có quyết định ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của Doanh nghiệp. Thêm vào đó, hầu hết Doanh nghiệp đều dành 50%-70% chi phí phục vụ cho hoạt động thu mua. Do vậy, việc kiểm soát và quản lý bộ phận thu mua chính là vấn đề được các Nhà quản trị đặt lên hàng đầu. Việc quản lý thu mua theo phương pháp truyền thống đã không còn phù hợp. Thay vào đó, Nhà quản trị hướng đến quản lý thu mua bằng giải pháp mua hàng Doanh nghiệp E-Procurement. 

Giải pháp E-Procurement của NextPro là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho Nhà quản trị trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động thu mua hiệu quả. Ứng dụng E-Procurement, Nhà quản trị có thể quản lý được chi phí mua hàng, kiểm soát được nhu cầu của Doanh nghiệp trong từng thời điểm. Đồng thời, hệ thống còn giúp nhân viên mua hàng có thể quản lý và làm việc với nhà cung cấp nhanh chóng, việc mua hàng theo quy trình được diễn ra một cách dễ dàng, hạn chế các vấn đề vi phạm pháp chế.. 

>>> Khám phá các chức năng nổi bật bên trong hệ thống E-Procurement của NextPro:Tại đây!

Bài viết liên quan:

Hậu quả của gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?

Tầm quan trọng của quản trị thông tin trong chuỗi cung ứng

________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Giải pháp E-Procurement của NextPro là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho Nhà quản trị trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động thu mua hiệu quả. Ứng dụng E-Procurement, Nhà quản trị có thể quản lý được chi phí mua hàng, kiểm soát được nhu cầu của Doanh nghiệp trong từng thời điểm.

Bình luận (0 bình luận)