Quá trình định hình lại hoạt động chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu đang là một trong những vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Việt Nam ta cũng không tránh khỏi những hệ lụy về việc gián đoạn chuỗi cung ứng. Vậy thực trạng chuỗi […]

Quá trình định hình lại hoạt động chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu đang là một trong những vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Việt Nam ta cũng không tránh khỏi những hệ lụy về việc gián đoạn chuỗi cung ứng. Vậy thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam giờ ra sao và đang đối mặt với những thách thức nào? Xây dựng biện pháp hạn chế những khó khăn như thế nào? Hãy cùng NextPro tìm hiểu sau đây.

Thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Trước bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, so với nhiều nước khu vực, thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam có những lợi thế có thể tranh thủ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng này, như: chính trị – xã hội ổn định, lực lượng nhân công trẻ, tiềm năng thị trường lớn với gần 100 triệu dân, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả FTA thế hệ mới tạo.

thuc-trang-chuoi-cung-ung-tai-viet-nam

thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Đặc biệt, việc có thể thực hiện thành công mục tiêu kép: vừa khống chế dịch bệnh Covid-19, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đã giúp nâng cao uy tín của Việt Nam như một đích đến đầu tư an toàn, có năng lực quản trị tốt, cũng như khả năng thích ứng tương đối tốt trước những biến động của thế giới.

Nếu có thể phát huy và khai thác tối đa những lợi thế trên, cùng với vị thế thuận lợi, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào những chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, thu hút những tập đoàn lớn, tập đoàn công nghệ cao có nhu cầu dịch chuyển chuỗi cung ứng và sản xuất, qua đó thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh những cơ hội có ý nghĩa lâu dài, việc thu hút đầu tư nước ngoài cho các lĩnh vực đang dịch chuyển sản xuất và chuỗi cung ứng (dệt may, điện tử, linh kiện ô tô…) còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng số lượng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trong và sau dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, song song với cơ hội luôn đan xen với những thách thức, khó khăn. Thị trường đầu tư của Việt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm yếu, chậm khắc phục, cũng như hạn chế về năng lực quản lý, thủ tục đầu tư, kết cấu hạ tầng, thiếu lao động có kỹ năng cao, mạng lưới logistics và công nghiệp phụ trợ…

thuc-trang-chuoi-cung-ung-tai-viet-nam

thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Năng lực của doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, là trở ngại lớn đối với việc thu hút chuỗi cung ứng của các tập đoàn công nghệ vào Việt Nam cũng như hạn chế khả năng doanh nghiệp Việt tham gia vào những công đoạn cao trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Những điểm yếu trên nếu không sớm được khắc phục sẽ làm tăng nguy cơ lún sâu vào các bẫy lắp ráp, gia công, khó mà kiểm soát các dòng đầu tư chất lượng thấp, đầu tư thâu tóm thị trường trong nước và đầu tư “núp bóng”…

Thêm vào đó, qua những đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với các ngành kinh doanh, sản xuất của Việt Nam khoảng thời gian qua đã cho thấy rõ hơn một vài điểm hạn chế căn bản của kinh tế nước ta như nội lực của các ngành sản xuất vẫn còn hạn chế, phụ thuộc vào những chuỗi cung ứng nước ngoài, chưa thể tự chủ về các yếu tố đầu vào của sản xuất trong nhiều ngành.

Từ đó, dẫn đến tình trạng phụ thuộc lớn vào linh kiện, nguyên liệu, phụ kiện, vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài và khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa thấp; nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu cho sản xuất ở một vài ngành phụ thuộc vào một số ít thị trường (như Trung Quốc và Hàn Quốc).

thuc-trang-chuoi-cung-ung-tai-viet-nam

thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Biện pháp hạn chế những thách thức từ chuỗi cung ứng

Trước những thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam nêu trên, nếu các doanh nghiệp Việt không thể trụ nổi, an sinh xã hội cũng như mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường khả năng ứng phó nhằm giảm thiểu những thiệt hại.

Do đó, doanh nghiệp cần chủ động lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp giúp thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường kinh doanh vĩ mô và vi mô. Cần tích cực và chủ động hội nhập, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để có thể tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, ban lãnh đạo tại các doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động logistics và quản trị chuỗi cung ứng, từ đó tăng tính liên kết và minh bạch thông tin giữa các bộ phận tham gia trong chuỗi nhằm tập hợp thông tin, lường trước các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch ứng phó phù hợp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa trong hoạt động kinh doanh và sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân sự của doanh nghiệp.

Dù tồn tại nhiều khó khăn và thách thức nhưng việc gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mang lại cơ hội phát triển lớn cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam. 

Do đó, để việc phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng được diễn ra thuận lợi, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định pháp luật, đưa ra những định hướng, giải pháp đột phá nhằm trợ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng quản trị, trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất dựa trên sự đổi mới công nghệ và chuyển đổi số.

Đồng thời, tăng cường sự kết nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình nỗ lực gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thích ứng với xu thế đổi mới công nghệ và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay.

thuc-trang-chuoi-cung-ung-tai-viet-nam

thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả với giải pháp mua hàng số E-Procurement

Với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp Việt đối mặt với những biến động chuỗi cung ứng toàn cầu, NextPro đã tạo dựng nên hệ thống chuyển đổi mua hàng số với nhiều tính năng nổi bật như:

  • Tối ưu quy trình mua hàng, giảm số thời gian làm việc, tạo điều kiện giúp bộ phận mua hàng làm việc và trao đổi với các phòng ban dễ dàng hơn.
  • Tiếp cận và làm việc với nhà cung cấp hiệu quả thông qua Suppliers Database.
  • Giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình làm việc với nhà cung cấp, hạn chế tình trạng thiếu minh bạch trong quá trình thu mua, tác động xấu đến chi phí và chất lượng đầu vào của doanh nghiệp.
  • Tính năng chọn lọc nhà cung cấp và so sánh mức giá tốt nhất cho từng đơn hàng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.

E-Procurement sẽ là một giải pháp công nghệ mới giúp việc quản lý và kiểm soát mua hàng doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ diễn ra hiệu quả và tối ưu chi phí cũng như tạo thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thương trường.

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về hệ thống và mong muốn trải nghiệm, vui lòng liên hệ với NextPro để được hỗ trợ và tư vấn ngay!

Bài viết liên quan:

+5 Vai trò của phòng mua hàng trong chuỗi cung ứng

Quy trình 4 bước giúp quản trị rủi ro chuỗi cung ứng hiệu quả

__________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Giải pháp E-Procurement của NextPro là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho Nhà quản trị trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động thu mua hiệu quả. Ứng dụng E-Procurement, Nhà quản trị có thể quản lý được chi phí mua hàng, kiểm soát được nhu cầu của Doanh nghiệp trong từng thời điểm.

Bình luận (0 bình luận)