Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng Nghề mua hàng đang là một trong những nghề rất “hot” và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Trở thành một nhân viên mua hàng là bạn đang ở trong một vị trí cực kỳ quan trọng, có thể […]

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

Nghề mua hàng đang là một trong những nghề rất “hot” và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Trở thành một nhân viên mua hàng là bạn đang ở trong một vị trí cực kỳ quan trọng, có thể quyết định đến sự thành bại của một Doanh nghiệp. Do vậy, các chuyên viên mua hàng luôn được các công ty hàng đầu săn đón và sẵn sàng chi trả với mức lương vô cùng hậu hĩnh. Dĩ nhiên lương cao thì sẽ đi kèm những yêu cầu nhất định đối với nghề. Vì thế, NextPro đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công việc này. 

Nghề mua hàng là gì? 

Nghề mua hàng (Buyer) là công việc đảm bảo cho các loại hàng hóa/dịch vụ được cung ứng đầy đủ đảm bảo cho việc duy trì và phát triển sản xuất của Doanh nghiệp. Những hàng hóa/dịch vụ này phải được cung ứng bởi những nhà cung cấp uy tín, có năng lực. Chung quy lại, người mua hàng phải tìm các giải pháp để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty thông qua việc thỏa thuận thời gian và chi phí với nhà cung cấp. những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

Hình 1. Nghề mua hàng là gì?

Công việc cụ thể của nhân viên mua hàng là gì?

  • Làm việc trực tiếp với bộ phận kế hoạch và sản xuất để lên kế hoạch và ưu tiên cho những hàng hóa/dịch vụ cần thiết.
  • Đưa ra yêu cầu đặt hàng, quản lý và đánh giá nhà cung cấp.
  • Cung cấp thông tin và hỗ trợ các văn bản cần thiết cho nhà cung cấp. 
  • Theo dõi tình trạng đơn hàng, liên hệ với các phòng ban liên quan để giải quyết sự cố liên quan về thiếu hoặc tồn đọng hàng hóa. 
  • Đánh giá, cập nhật và duy trì đơn đặt hàng cho đến khi kết thúc. Đảm bảo nhà cung cấp tuân thủ theo thỏa thuận trong hợp đồng. 
  • Củng cố chi phí từ các nhà cung cấp 
  • Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp chiến lược.            những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng                                                         

Nhân viên mua hàng cần trang bị kỹ năng gì?   

những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

Hình 2. Nhân viên mua hàng cần trang bị kỹ năng gì?

Kỹ năng đàm phán, thương lượng: Đây là kỹ năng quan trọng mà người mua hàng cần phải có. Đàm phán thành công có thể mang lại lợi nhuận cho công ty và điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ mua hàng. Đàm phán được xem là thành công nếu người mua đạt được thỏa thuận với người bán để có thể thu mua những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý. 

Nhạy bén, phán đoán: Để đảm nhận vị trí mua hàng, bạn cần phải phân tích để hiểu rõ nhu cầu công ty cũng như là tình hình thị trường để lên kế hoạch xử lý khủng hoảng, rủi ro khi có những thay đổi bất ngờ. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng giúp người mua hàng đưa ra các quyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng cho Doanh nghiệp. 

Khả năng dự đoán xu hướng thị trường: Là chuyên gia mua hàng, bạn cần phải kết hợp các kỹ năng về tư duy, nhận định, đánh giá và ra quyết định để lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng. Đồng thời, bạn cần xem xét các nguồn lực và khả năng của công ty để phát triển chiến lược mua hàng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp với các bên liên quan như bộ phận tài chính, kế hoạch,… để có thể xây dựng chiến lược nâng cao hiệu quả cung ứng trong chuỗi cung ứng. 

Chủ động và sáng tạo: Thị trường hàng hóa hiện nay đang không ngừng thay đổi, nhu cầu khách hàng cũng vậy. Do đó, nếu không thật sự chủ động tìm hiểu thị trường, bạn có thể sẽ thất bại khi mua hàng. 

Kiến thức tổng quan về hàng hóa và thị trường: Người mua hàng cần có cái nhìn tổng quan về thị trường và hàng hóa thu mua. Điều này giúp bạn tìm đúng nhà cung ứng và mua hàng hóa đúng giá, đúng chất lượng.         

Các vị trí mua hàng trong Doanh nghiệp 

những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

Hình 3. Các vị trí mua hàng trong doanh nghiệp

Nhân viên Procurement: Nhiệm vụ của vị trí này là đảm bảo cung cấp hàng hóa/dịch vụ đầy đủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp luôn ổn định.

Procurement Executive: Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm giám sát chiến lược và kế hoạch mua hàng của Doanh nghiệp, đồng thời xác định nhu cầu, xây dựng quy trình mua hàng và tổ chức đấu thầu để đảm bảo nguồn cung ứng cho Doanh nghiệp. 

Senior Manager Procurement: Đây là vị trí mua sắm cấp cao, chủ yếu hỗ trợ giám đốc mua hàng trong việc phát triển và thực hiện kế hoạch mua hàng, chịu trách nhiệm nâng cao hiệu suất thu mua, quản lý nhà cung cấp, quản lý hợp đồng mua hàng để tối ưu hóa chi phí và đạt hiệu quả thu mua tốt nhất. 

Procurement Specialist: Chuyên gia thu mua sẽ đảm bảo cho các nguyên vật liệu/dịch vụ cần thiết để duy trì và phát triển sản xuất có nguồn gốc từ những nhà cung cấp uy tín theo các điều khoản đã thỏa thuận nhưng trên hết phải đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho tổ chức. 

Procurement Supervisor: Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm giám sát một nhóm nhân sự mua hàng. Đồng thời, họ sẽ phụ trách phát triển chiến lược mua hàng, tích cực xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp, phân tích chi phí, quản lý hậu cần và tìm kiếm giải pháp giảm chi phí mua hàng. 

Assistant Procurement Manager: Hỗ trợ giám đốc mua hàng quản lý các hoạt động mua sắm và thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc yêu cầu.

Procurement Manager: Là người quản lý bộ phận mua hàng, chịu trách nhiệm quản lý quy trình mua hàng của Doanh nghiệp, thực hiện giám sát mọi hoạt động của bộ phận. 

Mức lương hiện tại của nhân viên mua hàng là bao nhiêu? những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

Hình 4. Mức lương hiện tại của nhân viên mua hàng là bao nhiêu?

 Với vị trí thu mua của các Doanh nghiệp, trung bình người mua hàng sẽ có thu nhập từ 8-12 triệu. Nếu bạn làm ở vị trí cao hơn thì thu nhập bình quân có thể cao hơn 20-30 triệu/tháng. Theo cuộc khảo sát và phân tích mức lương thì Buyer ở các vị trí khác nhau sẽ có thu nhập tương ứng như: 

  • Sinh viên mới tốt nghiệp, người chưa có kinh nghiệm: $ 470
  • Nhân viên thu mua: $ 645
  • Trưởng phòng thu mua: $ 1437
  • Giám đốc thu mua: $ 2683

Hiện nay, nghề thu mua dần trở nên phổ biến và “hot” tại Việt Nam, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay khiến cho khoảng cách giữa người mua hàng và nhà cung cấp trở nên gần hơn. Do đó, ứng dụng công nghệ vào mua hàng Doanh nghiệp đang là giải pháp được khá nhiều nhà quản trị lựa chọn triển khai cho tổ chức. 

Bài viết liên quan:

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Chuẩn mực đạo đức nghề mua hàng

____________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàngnhững câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

Hiện nay, nghề thu mua dần trở nên phổ biến và “hot” tại Việt Nam, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay khiến cho khoảng cách giữa người mua hàng và nhà cung cấp trở nên gần hơn. Do đó, ứng dụng công nghệ vào mua hàng Doanh nghiệp đang là giải pháp được khá nhiều nhà quản trị lựa chọn triển khai cho tổ chức. 

những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

Bình luận (0 bình luận)