Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER Nghề Buyer – Nhân viên thu mua đang là một trong những công việc thu hút khá nhiều sự quan tâm không chỉ của những bạn sinh viên, mà còn những người trái nghề đang có ý định muốn chuyển hướng sang mua hàng Doanh […]

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Nghề Buyer – Nhân viên thu mua đang là một trong những công việc thu hút khá nhiều sự quan tâm không chỉ của những bạn sinh viên, mà còn những người trái nghề đang có ý định muốn chuyển hướng sang mua hàng Doanh nghiệp. Xét theo mặt bằng chung, Buyer đang là một trong những nghề có mức thu nhập khá cao và “khát” nhân lực nhất hiện nay nhưng để trở thành Buyer liệu có thật sự dễ dàng? Cùng tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề Buyer thông qua bài viết sau. 

Buyer thường làm những công việc gì?

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Nhân viên mua hàng (Buyer) là những người chuyên phụ trách các công việc bên trong phòng thu mua của Doanh nghiệp. Với vị trí này, người phụ trách sẽ phải thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp, đồng thời sẽ đóng vai trò là bộ mặt của Công ty khi đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp. Cụ thể, Buyer sẽ có những nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Tìm kiếm và tiếp cận với các nhà cung cấp tiềm năng: Đây là nhiệm vụ quan trọng của nhân viên mua hàng. Các Buyer phải tìm kiếm các nguồn cung ứng đảm bảo số lượng, chất lượng. Đồng thời, bạn còn phải giữ mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp nhất định để đảm bảo nguồn cung ứng liên tục. 
  • So sánh và đánh giá nhà cung cấp: Buyer sẽ tiến hành lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp với các tiêu chí của Công ty bao gồm chất lượng sản phẩm, thông số kỹ thật, số lượng, chính sách khác…
  • Đàm phán với nhà cung cấp: Buyer là người sẽ trực tiếp đàm phán với nhà cung cấp về các tiêu chí của đơn hàng như giá cả, chất lượng, vận chuyển, bảo hành, chính sách ưu đãi khác,… Một Buyer giàu kinh nghiệm sẽ luôn cố gắng mang về những giao dịch tối ưu nhất cho Doanh nghiệp. 
  • Phối hợp với bộ phận kho để đảm bảo hàng tồn kho: Buyer phải luôn phối hợp với bộ phận kho nhằm đảm bảo số lượng hàng tồn kho luôn ở mức an toàn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của Doanh nghiệp. 
  • Làm việc với các bên liên quan: Buyer cần trao đổi với các bên liên quan trong Doanh nghiệp về yêu cầu mua hàng, nhu cầu cần thiết để lên kế hoạch, chiến lược mua hàng cho Doanh nghiệp. 

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề Buyer

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Cơ hội 

Về lương thưởng: Tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực mà Buyer sẽ có thu nhập tương ứng. Vì vậy, nếu bạn muốn có mức thu nhập cao thì đồng nghĩa bạn cần trau dồi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn kỹ càng. 

Môi trường làm việc: Khi trở thành Buyer tại các công ty, đặc biệt là các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, bạn sẽ được trải nghiệm một môi trường làm việc cực kỳ chuyên nghiệp và năng động do các tổ chức ấy mang lại. Với vị trí nhân viên thu mua, Buyer sẽ được trải nghiệm làm việc trong nhiều môi trường chuyên nghiệp, thoải mái khi được trải nghiệm, tiếp xúc với nhiều nhà cung cấp khác nhau, tăng khả năng đàm phán và kết nối được nhiều mối quan hệ. 

Cơ hội thăng tiến: Nếu như làm tốt, những Buyer có khoảng từ 04 – 06 năm làm việc sẽ có thể lên được các vị trí cao hơn như quản lý mua hàng, trưởng phòng thu mua, giám đốc mua hàng,… hoặc chuyển sang mở Doanh nghiệp cho riêng mình. 

Thách thức

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Với công việc thu mua, Buyer thường phải phụ trách quản lý yêu cầu mua hàng, quy trình đặt hàng, quản lý hợp đồng, quản lý vòng đời nhà cung cấp và nhiều công việc khác nữa. Do đó, Buyer thường sẽ phải đối mặt với những thách thức liên quan như:

  • Rủi ro cung ứng: Quá trình thu mua thường ẩn chứa những rủi ro về thị trường, gian lận về chi phí, chất lượng…
  • Chu kỳ quy trình mua hàng dài: Việc nhận những yêu cầu mua hàng (Purchase Request) trong lúc khẩn cấp hay chậm trễ sẽ làm cho thời gian giao hàng thực tế và quy trình mua hàng có xu hướng dài hơn. Mà những lý do phổ biến cho tình huống này là chuẩn bị thiếu thông tin yêu cầu, các bộ phận liên quan không đưa ra yêu cầu theo lịch trình đã đề ra,… Ngoài ra, những tình huống rủi ro trong quá trình làm việc với nhà cung cấp cũng khiến cho quá trình mua hàng của Buyer bị gián đoạn. 
  • Dữ liệu không chính xác: Nguồn dữ liệu không đầy đủ, chính xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn nguồn cung ứng của Buyer. Tình trạng thừa hoặc thiếu hàng hóa sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của Doanh nghiệp. 
  • Chiến lược mua hàng: Quá trình mua hàng thường sẽ phải theo kế hoạch, chiến lược đã được hoạch định trước đó. Tuy nhiên, để có thể lên kế hoạch mua hàng cũng như thực thi hiệu quả sẽ là một thách thức lớn cho Buyer. 
  • Các vấn đề về nhà cung cấp: Việc xác định, theo dõi và đánh giá hiệu suất nhà cung cấp là một quá trình đầy sự phức tạp đòi hỏi Buyer phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng nhất định. 

Giải pháp mua hàng E-Procurement của NextPro: Sự hỗ trợ đắc lực dành cho Buyer

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề BUYER

Người làm nghề thu mua thường phải đối mặt với khối lượng công việc khá nhiều và áp lực cao nên sẽ không tránh khỏi sai sót. Trong quá trình mua hàng luôn có những vấn đề phát sinh khác nhau và điều đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Do vậy, Buyer cần có một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ trong quá trình thực hiện hoạt động thu mua cho Doanh nghiệp.  

E-Procurement của NextPro sẽ là công cụ đắc lực giúp Buyer triển khai hoạt động mua hàng Doanh nghiệp diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu suất làm việc cao. Đồng thời, giải pháp này còn giúp Nhà quản trị có thể kiểm soát và vận hành mua hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí thu mua và hạn chế các rủi ro phát sinh. 

E-Procurement được tích hợp đầy đủ các tính năng ưu việt để hỗ trợ cho quy trình mua hàng Doanh nghiệp. Điểm đặc biệt của hệ thống là việc mua hàng được tuân thủ theo quy trình nhất định và có sự tham gia của nhiều bộ phận liên quan khác nhau. Đồng thời, tính năng thương lượng giá tự động, so sánh giá và đấu thầu trực tuyến của hệ thống còn cho phép Buyer có thể đàm phán giá với nhà cung cấp một cách nhanh chóng.

>> Xem thêm: Một số tính năng khác của hệ thống E-Procurement— Tại đây!

Quý Khách hàng có nhu cầu trải nghiệm hệ thống, vui lòng liên hệ với NextPro để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Bài viết liên quan:

Chuẩn mực đạo đức nghề mua hàng

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về nghề mua hàng

___________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement của NextPro sẽ là công cụ đắc lực giúp Buyer triển khai hoạt động mua hàng Doanh nghiệp diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu suất làm việc cao. Đồng thời, giải pháp này còn giúp Nhà quản trị có thể kiểm soát và vận hành mua hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí thu mua và hạn chế các rủi ro phát sinh. 

Bình luận (0 bình luận)