Để có thể lựa chọn được nguồn cung ứng chất lượng cho Doanh nghiệp, cách tốt nhất là dựa vào quy trình đánh giá nhà cung cấp. Vậy quy trình đánh giá hiệu quả nhà cung cấp được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời chính xác dành […]

Để có thể lựa chọn được nguồn cung ứng chất lượng cho Doanh nghiệp, cách tốt nhất là dựa vào quy trình đánh giá nhà cung cấp. Vậy quy trình đánh giá hiệu quả nhà cung cấp được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời chính xác dành cho bạn. 

Tại sao cần đánh giá hiệu quả nhà cung cấp?

Nhà cung cấp là nguồn cung ứng nguyên vật liệu hoặc thành phẩm cho Doanh nghiệp nhằm mục đích sản xuất kinh doanh hoặc thương mại. Chính vì vậy, mục đích của quá trình đánh giá nhà cung cấp chính là tìm ra nguồn cung ứng có thể đáp ứng yêu cầu về hàng hóa/dịch vụ của Doanh nghiệp. Thông qua quy trình đánh giá, Doanh nghiệp có thể sàng lọc được những nhà cung cấp uy tín và tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp đó. 

quy-trinh-danh-gia-hieu-qua-nha-cung-cap

quy trình đánh giá hiệu quả nhà cung cấp

Quy trình đánh giá hiệu quả nhà cung cấp

1. Yêu cầu từ ban giám đốc

Đây là bước đầu tiên trong quy trình đánh giá nhà cung cấp. Người chịu trách nhiệm chính trong bước này chính là ban giám đốc bộ phận của công ty. Mọi kế hoạch, chiến lược sẽ được bộ phận cao nhất là ban giám đốc phụ trách, chỉ đạo triển khai công việc đến bộ phận mua hàng. 

2. Tìm kiếm thông tin của nhà cung cấp

Việc tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp của Doanh nghiệp cần có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau như bộ phận kế toán – tài chính nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan về giá cả trong việc thu mua hàng hóa/dịch vụ cho tổ chức. Bộ phận mua hàng chính là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong quá trình thu thập thông tin liên quan thông qua các phương thức khác nhau: 

  • Tìm kiếm trên các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, website,…
  • Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín thông qua các nguồn truyền thông uy tín như báo chí, truyền hình…
  • Giữ liên lạc với các nhà cung cấp cũ để tận dụng mối quan hệ, xây dựng mối liên kết với các nhà cung cấp khác cùng lĩnh vực.
  • Thông qua các mối quan hệ, đồng nghiệp trong và ngoài công ty.

3. Lập tiêu chí đánh giá

Bộ phận mua hàng tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp dựa trên những tố về chất lượng sản phẩm, giá thành cụ thể như sau:

  • Mức độ uy tín 
  • Chất lượng hàng hóa/dịch vụ.
  • Hiệu suất cung ứng sản phẩm/dịch vụ.
  • Chi phí và phương thức thanh toán.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Tính lâu dài và bền vững.
  • Rủi ro tài chính.
quy-trinh-danh-gia-hieu-qua-nha-cung-cap

quy trình đánh giá hiệu quả nhà cung cấp

>> Tham khảo: 5 Mẫu báo cáo đánh giá nhà cung cấp mới nhất

4. Tiến hành đánh giá

Ở bước này, bộ phận mua hàng tiến hành đánh giá nhà cung cấp theo bộ tiêu chí đã được thiết lập trước đó. Sau đó xếp hạng danh sách nhà cung cấp theo thứ hạng từ cao đến thấp. Việc đánh giá nhà cung cấp có thể bao gồm các nội dung như 

  • Khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý của nhà cung cấp 
  • Khả năng cung ứng về số lượng và chất lượng
  • Các yếu tố về vận chuyển, kho bãi lưu trữ có đảm bảo hay không? 

5. Lập báo cáo

Sau khi đã có những đánh giá và chọn lọc dựa trên sự khách quan, minh bạch giữa các phòng ban, bộ phận mua hàng sẽ lập báo cáo chi tiết để gửi lên cấp trên quyết định và đưa ra lựa chọn cuối cùng. 

quy-trinh-danh-gia-hieu-qua-nha-cung-cap

quy trình đánh giá hiệu quả nhà cung cấp

6. Chọn nhà cung cấp phù hợp

Ban lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng để xem xét và tìm ra nhà cung cấp phù hợp cho Doanh nghiệp. Họ sẽ căn cứ vào những báo cáo và danh sách được gửi lên từ bộ phận mua hàng để chọn ra nhà cung cấp có năng lực cung ứng đáp ứng cho tổ chức. 

7. Lưu hồ sơ

Những hồ sơ trong quá trình đánh giá nhà cung cấp sẽ được lưu lại để phục vụ cho quá trình đánh giá ở những lần tiếp theo hoặc dựa trên những tiêu chí khác của Doanh nghiệp để xem xét và đánh giá lại các quy trình đánh giá nhà cung cấp trước đó. 

Đánh giá nhà cung cấp hiệu quả với giải pháp E-Procurement của NextPro

quy-trinh-danh-gia-hieu-qua-nha-cung-cap

quy trình đánh giá hiệu quả nhà cung cấp

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý dữ liệu mua hàng và quản lý nhà cung cấp, E-Procurement của NextPro chắc chắn sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho các nhà quản trị. Với Suppliers Database của hệ thống, người mua hàng có thể theo dõi, đánh giá và quản lý nhà cung cấp hiệu quả. Bên cạnh đó, các tính năng tạo yêu cầu, phê duyệt tự động, so sánh giá, thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến… bên trong hệ thống cũng sẽ hỗ trợ người mua hàng trong quá trình thỏa thuận và đưa ra lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp. 

Nguồn cung ứng uy tín sẽ tạo cơ hội giúp Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Do đó, việc xây dựng và quản lý nhà cung cấp là vấn đề quan trọng mà các Doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư. 

Quý Khách hàng có nhu cầu trải nghiệm thực tế hệ thống E-Procurement của NextPro, vui lòng liên hệ với NextPro để được tư vấn ngay! 

Bài viết liên quan:

Vai trò của nhà cung cấp đối với Doanh nghiệp

5 Mẫu báo cáo đánh giá nhà cung cấp dành cho Doanh nghiệp

+6 Bước trong quy trình thanh toán cho nhà cung cấp

__________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement của NextPro chắc chắn sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho các nhà quản trị. Với Suppliers Database của hệ thống, người mua hàng có thể theo dõi, đánh giá và quản lý nhà cung cấp hiệu quả.

Bình luận (0 bình luận)