Phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh là một chiến lược vĩ mô của Doanh nghiệp và cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó là sự trợ giúp đến từ nhà cung cấp. Tuy nhiên, với các Doanh nghiệp mới, việc tìm được nhà cung cấp phù hợp rất khó. […]

Phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh là một chiến lược vĩ mô của Doanh nghiệp và cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó là sự trợ giúp đến từ nhà cung cấp. Tuy nhiên, với các Doanh nghiệp mới, việc tìm được nhà cung cấp phù hợp rất khó. Do vậy, người mua hàng cần tận dụng 5 cách tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp để giúp Doanh nghiệp tìm kiếm những đối tác chiến lược tốt nhất.  

Nhà cung cấp có tầm quan trọng như thế nào?

Nhà cung cấp là nguồn cung ứng đầu vào cho Doanh nghiệp. Do vậy, họ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp. Từ việc tìm kiếm các nguyên liệu thô để sản xuất và tìm kiếm các nguyên liệu thay thế tốt hơn, các Doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để tận dụng tốt nhất sản phẩm của họ. 

Nhà cung cấp vừa là mối quan hệ chiến lược vừa là mối “đe dọa ngầm” với Doanh nghiệp trong tình huống họ tăng giá bán, giảm chất lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Doanh nghiệp. Do vậy, nếu là một người mua hàng khôn ngoan, bạn nên có những giải pháp, kế hoạch dự phòng cho những tình huống xấu nhất khi làm việc với nhà cung cấp. 

cach-tim-kiem-nha-cung-cap-phu-hop

Cách tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp

5 cách tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp

1. Tận dụng các mối quan hệ

Sử dụng các mối quan hệ để tìm kiếm, kết nối với các nhà cung cấp thường là cách mà các nhân viên mua hàng tận dụng. Bạn có thể tiếp cận với  nhiều nhà cung cấp uy tín thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân. Thông qua đó, bạn cũng có thể lắng nghe những đánh giá, phản hồi về nhà cung cấp tiềm năng trước khi đi tìm hiểu nhà cung cấp đó có phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp mình hay không. 

Tóm lại, dù nhà cung cấp là do mối quan hệ thân thiết giới thiệu nhưng trước khi chọn để hợp tác, bạn vẫn phải điều tra thật kỹ thông tin theo đúng quy trình để chắc chắn rằng họ có thể đáp ứng đúng yêu cầu mà Doanh nghiệp bạn đặt ra.  

cach-tim-kiem-nha-cung-cap-phu-hop

Cách tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp

2. Tránh nhà cung cấp chỉ biết đến lợi ích của mình

Hợp tác thành công với nhà cung cấp đồng nghĩa với nhà cung cấp đó phải hiểu và đáp ứng đúng theo những yêu cầu của Doanh nghiệp. Thật là tai hại nếu nhà cung cấp chỉ “ba hoa” với năng lực cung ứng của mình và sau đó biện minh cho những sai phạm của mình. 

Để loại bỏ các nhà cung cấp không phù hợp, khi làm việc với nhà cung cấp, bạn cần trình bày rõ yêu cầu, đồng thời giải thích cho nhà cung cấp hiểu rõ về đặc thù kinh doanh, mục tiêu và vị thế của Doanh nghiệp. Nếu nhà cung cấp không quan tâm đến hoặc muốn hướng Doanh nghiệp theo khuôn mẫu thì họ sẽ không sẵn sàng đưa ra các giải pháp khác. Còn với nhà cung cấp thật sự có thiện chí, họ sẵn sàng lắng nghe và đưa ra những giải pháp phù hợp. 

cach-tim-kiem-nha-cung-cap-phu-hop

Cách tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp

3. Sự cởi mở của nhà cung cấp

Giao tiếp là một phần quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ hợp tác nào. Đặc biệt là trong quá trình mua hàng, người mua hàng không nhất thiết phải “gồng mình” để giao tiếp thường xuyên với nhà cung cấp. Trong trường hợp đơn hàng bị lỗi sau khi cung cấp, nếu gặp phải nhà cung cấp không uy tín, không có trách nhiệm thì thường rất “khó nói chuyện”, phải chờ nhiều ngày để họ phản hồi thông tin. Đây là một dấu hiệu không tốt và không nên làm việc lâu dài với nhà cung cấp này mặc dù giá tốt.

Mặc khác, trong quá trình trao đổi về thông tin sản phẩm/dịch vụ, nếu nhà cung cấp luôn trả lời vòng vo trước những câu hỏi khó, tỏ ra mập mờ trước các thông tin bạn muốn biết thì nếu hợp tác họ sẽ rất khó cho Doanh nghiệp trong những giai đoạn sau này. 

cach-tim-kiem-nha-cung-cap-phu-hop

Cách tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp

4. Mua hàng có chọn lọc

Bạn cần phải đánh giá, so sánh chất lượng hàng hóa/dịch vụ của các nhà cung cấp khi mua hàng cho Doanh nghiệp. Nó khác với việc so sánh giá bởi giá cả có thể thương lượng nhưng không chất lượng thì không. Vì thế ngay từ đầu, người mua hàng nên nói rõ yêu cầu về chất lượng và ngân sách của mình.

Khi so sánh giữa các nhà cung cấp, đừng chọn những đối tượng có mức độ chênh lệch quá lớn và cho các “ứng viên tiềm năng” biết rằng các công ty khác cũng đang được cân nhắc. Khi đã sàng lọc ra 2-3 nhà cung cấp phù hợp, hãy yêu cầu họ chứng minh, trình bày những lợi thế của họ so với đối thủ. Đó là cách bạn tìm được nhà cung cấp có đầy đủ năng lực đáp ứng nhu cầu cho Doanh nghiệp.

5. Tin vào trực giác của mình

Khi lựa chọn nhà cung cấp, Doanh nghiệp cũng nên tin tưởng vào những phán đoán mà họ đã từng sử dụng để đạt đến thành công như ngày hôm nay. Bởi người lãnh đạo sẽ phải ý thức rất rõ về Doanh nghiệp của họ, biết đối tác nào sẽ phù hợp và mối quan hệ nào sẽ có lợi nhất. Đừng hợp tác với những nhà cung cấp có vẻ không thiện chí. Chỉ cần bạn nhận thấy việc tạo dựng quan hệ không khả thi thì hãy chuyển hướng sang một nhà cung cấp khác dễ chịu hơn.

Dễ dàng quản lý nhà cung cấp thông qua giải pháp E-Procurement của NextPro

cach-tim-kiem-nha-cung-cap-phu-hop

Cách tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp

Quy trình mua hàng truyền thống hiện nay gây không ít bất cập cho bộ phận mua hàng và nhà quản trị trong công tác quản lý và vận hành mua hàng. Với bộ phận mua hàng, họ thường gặp khó khăn trong quản lý nhà cung cấp, chi phí mua hàng. Dữ liệu đơn hàng, nhà cung cấp không được đồng bộ hóa nên khó tránh khỏi sai sót. Với nhà quản trị Doanh nghiệp, vì dữ liệu bị phân mảnh nên rất khó kiểm soát được nhu cầu, chi phí đầu vào. 

Triển khai chuyển đổi với E-Procurement sẽ là giải pháp tối ưu mua hàng Doanh nghiệp hiệu quả ngay lúc này. E-Procurement của NextPro là hệ thống mua hàng được số hóa từ quy trình mua hàng truyền thống. Các tính năng yêu cầu báo giá (RFX), thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến,… cho phép nhân viên mua hàng làm việc với nhà cung cấp nhanh chóng. Dữ liệu về đơn hàng, nhà cung cấp được lưu trữ trên hệ thống giúp cho quá trình quản lý được tiện lợi và dễ dàng. Chi phí mua hàng cũng được biểu thị trực quan giúp cho nhà quản trị thể kiểm soát hoạt động mua hàng hiệu quả.

>> Đăng ký trải nghiệm hệ thống: TẠI ĐÂY!

Bài viết liên quan:

Vai trò của nhà cung cấp đối với Doanh nghiệp

5 Mẫu báo cáo đánh giá nhà cung cấp dành cho Doanh nghiệp

+6 Bước trong quy trình thanh toán cho nhà cung cấp

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement của NextPro là hệ thống mua hàng được số hóa từ quy trình mua hàng truyền thống. Các tính năng yêu cầu báo giá (RFX), thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến,… cho phép nhân viên mua hàng làm việc với nhà cung cấp nhanh chóng.

Bình luận (0 bình luận)