Tìm nguồn cung ứng là hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm và chọn lựa đơn vị cung cấp các loại hàng hóa/ dịch vụ theo yêu cầu của Doanh nghiệp. Tùy vào từng yêu cầu mà nhân viên mua hàng sẽ chọn lựa nhà cung cấp phù hợp. Với nhu cầu các hàng […]

Tìm nguồn cung ứng là hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm và chọn lựa đơn vị cung cấp các loại hàng hóa/ dịch vụ theo yêu cầu của Doanh nghiệp. Tùy vào từng yêu cầu mà nhân viên mua hàng sẽ chọn lựa nhà cung cấp phù hợp. Với nhu cầu các hàng hóa/ dịch vụ chuyên dụng, người mua hàng chỉ có thể lựa chọn một nguồn cung ứng duy nhất (Sole Sourcing). Mặc khác, với các hàng hóa/ dịch vụ phổ biến hơn, có nhiều nhà cung cấp hơn, người mua hàng có thể chọn một nguồn cung ứng phù hợp giữa các nguồn cung ứng khác (Single Sourcing).

Sole Sourcing là gì?

sole-sourcing-tim-nguon-cung-ung-duy-nhat

Sole Sourcing (Nguồn cung ứng duy nhất) là một hoặc một vài nhà cung cấp có thể cung cấp các hàng hóa/ dịch vụ mà Doanh nghiệp cần. Đây là những hàng hóa chuyên dụng hay những nguyên vật liệu lỗi thời chỉ có thể tìm thấy thông qua một hoặc rất ít nhà cung cấp trên thị trường. Doanh nghiệp lựa chọn tìm nguồn cung ứng duy nhất bởi chỉ có đơn vị cung cấp đó mới đáp ứng được các yêu cầu mà họ đặt ra. 

*Ưu điểm:

  • Cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp, hướng đến việc hợp tác và phát triển bền vững giữa hai bên. 
  • Nhà cung cấp có thể đưa ra những chính sách ưu đãi tốt nhất dành cho “khách hàng thân thiết” của họ. 
  • Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra nguồn cung cấp và yêu cầu khắc phục sự cố nếu hàng hóa bị lỗi từ phía nhà cung cấp. 

*Nhược điểm:

Vì chỉ có một nguồn cung ứng duy nhất nên các điều khoản hầu như đều nằm trong tay của nhà cung cấp nên họ sẽ đưa ra những điều khoản có lợi nhất về mặt giá cả, vận chuyển,… Bên cạnh đó, khi có sự cố xảy ra sẽ tăng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp bởi chỉ có một nguồn cung ứng duy nhất. 

Single Sourcing là gì?

sole-sourcing-single-sourcing-tim-nguon-cung-ung

Single Sourcing (nguồn cung ứng riêng lẻ) đề cập đến việc mua hàng khi có nhiều hơn một nhà cung cấp cung cấp hàng hóa/ dịch vụ mà Doanh nghiệp bạn cần. Người mua hàng chỉ chọn một trong số các nhà cung cấp có thể cung cấp. Các tiêu chí chọn lựa có thể dựa trên giá cả, chất lượng sản phẩm, điều kiện giao hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… 

*Ưu điểm:

Doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ nhà cung cấp nào đáp ứng được các điều khoản, điều kiện đưa ra. Đồng thời, người mua hàng có thể dễ dàng so sánh giá giữa các nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn nhà cung cấp với mức giá tốt nhất. 

Dễ dàng theo dõi và quản lý nhà cung cấp trên từng đơn hàng, đánh giá hiệu suất nhà cung cấp. Thông qua đó, người mua hàng có thể liệt kê ra những nhà cung cấp không phù hợp, nằm trong “blacklist” cho những lần mua hàng tiếp theo. 

*Nhược điểm:

  • Đôi khi, việc mua hàng từ một nhà cung cấp chính sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn tốt hơn và nếu có mối quan hệ lâu dài, họ sẽ có những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết. 
  • Tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung và dễ bị mất ổn định bởi một sự kiện phát sinh như đại dịch COVID-19.

Điểm khác biệt giữa Sole Sourcing và Single Sourcing 

Sole Sourcing  Single Sourcing 
Với Sole Sourcing, người mua hàng không có lựa chọn nào khác ngoài việc lựa chọn một nhà cung cấp vì chỉ có một hoặc một vài nơi có thể  cung cấp hàng hóa/ dịch vụ đó.  Với Single Sourcing, người mua hàng có thể lựa chọn bất kỳ nhà cung cấp nào đáp ứng tốt nhất yêu cầu đưa ra của Doanh nghiệp.
Các điều khoản bị chi phối bởi nhà cung cấp vì họ là nguồn cung ứng duy nhất cho Doanh nghiệp.  Các điều khoản nằm trong tay Người mua hàng vì bạn có quyền lựa chọn nhà cung cấp.
Người mua hàng sẽ gặp khó khăn trong quá trình thương lượng giá vì không có dữ liệu để so sánh giá.  Người mua hàng có thể so sánh giá với các nhà cung cấp khác để ra quyết định lựa chọn phù hợp. 

Quản lý nguồn cung ứng hiệu quả với giải pháp E-Procurement

Quá trình tìm kiếm và quản lý nhà cung cấp theo cách truyền thống đã gây không ít khó khăn cho các nhân viên bộ phận mua hàng. Với dữ liệu lớn trong quá trình quản lý mua hàng như thông tin nhà cung cấp, thông tin sản phẩm, đơn hàng, đánh giá hiệu suất nhà cung cấp,… khiến cho nhân viên mua hàng sẽ không tránh khỏi sai sót trong quá trình quản lý, từ đó, dẫn đến những quyết định mua hàng sai lầm, gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp. 

Để tránh trường hợp sai sót dữ liệu cũng như cải thiện hiệu suất phòng mua hàng, Doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp mua hàng E-Procurement của NextPro. Đây là hệ thống mua hàng trực tuyến được chúng tôi phát triển dựa trên quy trình thu mua Quốc tế với đầy đủ các bước từ mua hàng đến thanh toán. 

Với E-Procurement của NextPro, dữ liệu của nhà cung cấp, đơn hàng sẽ được lưu trữ và số hóa trên nền tảng đám mây. Nhờ đó, nhà quản trị có thể kiểm soát hoạt động mua hàng một cách chặt chẽ. Ngoài ra, quá trình làm việc với nhà cung cấp cũng được số hóa với các tính năng thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến được tích hợp trên hệ thống.

>>> Tham khảo thêm về hệ thống E-Procurement của NextPro— Tại đây!

Qúy Doanh nghiệp quan tâm và muốn trải nghiệm thực tế hệ thống E-Procurement, vui lòng liên hệ với NextPro để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất!

Bài viết liên quan:

8 Bước trong quy trình từ mua hàng đến thanh toán

Chiến lược phát triển nhà cung cấp cho Doanh nghiệp

_________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Với E-Procurement của NextPro, dữ liệu của nhà cung cấp, đơn hàng sẽ được lưu trữ và số hóa trên nền tảng đám mây. Nhờ đó, nhà quản trị có thể kiểm soát hoạt động mua hàng một cách chặt chẽ. Ngoài ra, quá trình làm việc với nhà cung cấp cũng được số hóa với các tính năng thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến được tích hợp trên hệ thống.

Bình luận (0 bình luận)