Chiến lược phát triển nhà cung cấp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác, tăng cường sự liên kết và tin tưởng lẫn nhau. Việc chia sẻ thẳng thắng chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển với nhà cung cấp giúp nhà cung cấp có thể nhận thức rõ và đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp tốt hơn.

Các nhà cung cấp có thể được xem là đối tác kinh doanh chiến lược của Doanh nghiệp. Do vậy, Doanh nghiệp cần thiết lập mới quan hệ bền vững và phát triển theo thời gian để mang lại kết quả tốt nhất có thể cho tất cả các bên. Tập trung vào chiến lược phát triển nhà cung cấp là chìa khóa để đảm bảo rằng các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của Doanh nghiệp. Hoạt động này giúp Doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu như duy trì chi phí thấp nhất có thể, giảm thiểu lỗi sản phẩm và đảm bảo giao hàng đúng hạn.

Chiến lược phát triển nhà cung cấp là gì? 

Chiến lược phát triển nhà cung cấp là quá trình thiết lập chiến lược hợp tác làm việc với các nhà cung cấp quan trọng và có tiềm năng cao để cải thiện năng lực và khả năng cạnh tranh của họ. Quá trình này đòi hỏi sự thống nhất của hai bên về những thỏa thuận liên quan đến chi phí, chất lượng, thời gian và công nghệ. Tất cả vì lợi ích chung của cả Doanh nghiệp và nhà cung cấp.

Hoạt động phát triển nhà cung trong Doanh nghiệp vượt xa các thỏa thuận trong hợp đồng hiện tại, hướng đến một mục tiêu xa hơn. Nó không chỉ liên quan về việc giảm chi phí, cải thiện chất lượng mà còn bao gồm việc chung tay hợp tác giữa nhà cung cấp và Doanh nghiệp để phát triển sản phẩm mới. 

Thiết lập chiến lược phát triển nhà cung cấp cần dựa trên việc quản lý hiệu suất của nhà cung cấp (SPM – Supplier Performance Management). Bởi phát triển nhà cung cấp là kết quả hợp lý của quá trình SPM, đi từ quản lý hiệu suất đến việc cải thiện hiệu suất.

chien-luoc-phat-trien-nha-cung-cap

>>> Xem thêm: Tìm nguồn cung ứng trong quản lý chuỗi cung ứng 

Lợi ích của việc lập chiến lược phát triển nhà cung cấp 

Giảm chi phí đầu vào

Chiến lược phát triển nhà cung cấp trở thành một yếu tố quan trọng để giảm áp lực chi phí đầu vào cho Doanh nghiệp. Đối với việc yêu cầu giảm chi phí hằng năm chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn. Nếu chỉ giảm chi phí từ nhà cung cấp mà không cải thiện về chất lượng sản phẩm, giao hàng, chính sách bảo hành,… thực sự nguồn cung ứng sẽ không bền vững và làm tăng rủi ro cho chuỗi cung ứng. 

Chiến lược phát triển nhà cung cấp có thể giúp Doanh nghiệp loại bỏ chi phí phát sinh không cần thiết ra khỏi hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là khi làm việc với các nhà cung cấp nước ngoài, Doanh nghiệp nên xem xét đến các yếu tố về thời gian và nguồn lực phát triển để tránh những rủi ro và thu được những lợi ích thực sự từ “lời hứa” chi phí thấp.

Cải thiện chất lượng và thời gian chu kỳ

Đây là lý do và lợi ích chính của việc phát triển nhà cung cấp. Chiến lược phát triển nhà cung cấp giúp cải thiện chất lượng của hàng hóa/ dịch vụ, giảm thời gian chu kỳ mua hàng và cải thiện khả năng đáp ứng khách hàng. 

Tăng cường hợp tác phát triển kinh doanh 

Chiến lược phát triển nhà cung cấp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác, tăng cường sự liên kết và tin tưởng lẫn nhau. Việc chia sẻ thẳng thắng chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển với nhà cung cấp giúp nhà cung cấp có thể nhận thức rõ và đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp tốt hơn.

Trên tinh thần hợp tác và tin tưởng lẫn nhau, nhà cung cấp cũng sẽ đưa ra những ý tưởng về hàng hóa/ dịch vụ mới hoặc những cải tiến để hỗ trợ nhu cầu của Doanh nghiệp, góp phần tăng tính cạnh tranh cho cả hai bên. 

10-meo-dam-phan-voi-nha-cung-cap

5 Bước thiết lập chiến lược phát triển nhà cung cấp 

Bước 1: Phân tích nhu cầu 

Để tiến hành xây dựng chiến lược phát triển với nhà cung cấp cụ thể, người mua hàng cần phải đánh giá hiệu suất hiện tại của nhà cung cấp đó khi làm việc với Doanh nghiệp. Bằng cách này, người mua hàng sẽ xác định chính xác điểm bắt đầu để phát triển. 

Một số tiêu chí người mua hàng có thể đánh giá như tỷ lệ giao hàng đúng hạn, tỷ lệ sản phẩm bị lỗi, khả năng đáp ứng yêu cầu, định giá đáp ứng mục tiêu,… Từ những chỉ số đó, người mua hàng sẽ xác định nhà cung cấp còn bao lâu nữa mới đạt mục tiêu yêu cầu để bắt đầu xây dựng lộ trình phát triển phù hợp.

Bước 2: Đánh giá nhà cung cấp dựa trên KPI đã thiết lập

Với những tiêu chí đã xác lập, người mua hàng tiến hành xếp hạng nhà cung cấp và xem xét mức độ mức độ cần cải thiện trên từng tiêu chí. Giả sử rằng chi phí của nhà cung cấp cao hơn một chút so với mức lý tưởng và không thường xuyên giao hàng đúng hạn, người mua hàng có thể xác định rằng lịch giao hàng không nhất quán sẽ quan trọng hơn chi phí vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp.

Như vậy, người mua hàng sẽ xác định được cần cải thiện ở việc giao hàng là ưu tiên số một và giảm chi phí là ưu tiên số hai. 

Bước 3: Xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề 

Sau khi đã xác định được các vấn đề chính, người mua hàng tiến hành lập kế hoạch để giải quyết các vấn đề liên quan. Trước tiên, người mua hàng cần xem xét tình hình chung về chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp để nhìn nhận tổng quan từ khâu tiền sản xuất đến giao hàng. Đồng thời, tiến hành gặp gỡ trực tiếp, trao đổi với nhà cung cấp về những vấn đề đang gặp phải và cùng tìm ra giải pháp. Cuối cùng, người mua hàng tổng hợp và đưa ra một kế hoạch chung để giải quyết các vấn đề mà đôi bên đều chấp thuận.

Bước 4: Triển khai kế hoạch phát triển nhà cung cấp 

Trong quá trình triển khai, người mua hàng vẫn tiếp tục theo dõi các chỉ số KPI đã đề ra nhằm đánh giá mức độ cải thiện hiệu suất của nhà cung cấp. Hãy đảm bảo rằng họ đã cung cấp một cách nhất quán hơn? Họ có thể giảm chi phí bằng cách làm cho sản xuất hiệu quả hơn dựa trên những thay đổi mà bạn đã thảo luận không?

Bước 5: Thiết lập quy trình cho nhà cung cấp khác

Sau khi thực hiện kế hoạch và đúc kết kinh nghiệm, người mua hàng có thể lặp lại quy trình này với một nhà cung cấp khác.

Nhân viên mua hàng nên xếp hạng tất cả các nhà cung cấp để xác định mức độ ưu tiên thực hiện các bước phát triển và cải thiện. Bằng cách đó, nhân viên mua hàng sẽ có thể nhận được kết quả tốt hơn từ các nhà cung cấp của mình theo thời gian và nâng cao hiệu suất mua hàng cho Doanh nghiệp.

Quản lý nhà cung cấp hiệu quả với E-Procurement

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý dữ liệu và hiệu suất nhà cung cấp, E-Procurement của NextPro chắc chắn sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho các nhà quản trị. Với hệ thống Suppliers Database, người mua hàng dễ dàng theo dõi, đánh giá và thống kê chi tiết về hiệu suất của nhà cung cấp, dễ dàng tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng. Ngoài ra, E-Procurement còn cho phép thêm nhà cung cấp vào danh sách cũng như theo dõi hiệu suất của nhà cung cấp. 

Bên cạnh đó, các tính năng thương lượng tự động, so sánh giá, đấu thầu trực tuyến bên trong hệ thống cũng sẽ hỗ trợ nhân viên mua hàng trong quá trình thỏa thuận và đưa ra lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp. Nhà cung cấp uy tín sẽ tạo cơ hội giúp Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Do đó, việc xây dựng và quản lý nhà cung cấp là yếu tố quan trọng mà các Doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư. 

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống E-Procurement, vui lòng liên hệ với NextPro để được tư vấn ngay!

kham-pha-tinh-nang-cua-he-thong-e-procurement

Bài viết liên quan:

8 Bước trong quy trình từ mua hàng đến thanh toán

Điểm khác biệt giữa Sole Sourcing và Single Sourcing

__________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý dữ liệu và hiệu suất nhà cung cấp, E-Procurement của NextPro chắc chắn sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho các nhà quản trị. Với hệ thống Suppliers Database, người mua hàng dễ dàng theo dõi, đánh giá và thống kê chi tiết về hiệu suất của nhà cung cấp, dễ dàng tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng.

Bình luận (0 bình luận)