Để có thể hợp tác lâu dài, trước khi bắt đầu đàm phán với nhà cung cấp, Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch thương lượng hợp lý, linh hoạt nhằm đạt được kết quả tốt nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Lời khuyên khi đàm phán với Nhà cung cấp

Nhà cung cấp giữ một vai trò rất quan trọng, giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu không có mối quan hệ gắn kết bền chặt với nhà cung cấp thì Doanh nghiệp không thể đảm bảo đủ sản phẩm để bán ra.

Điều này sẽ khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp bị trì hoãn, từ đó dẫn đến suy giảm lợi nhuận và mất khách hàng. Do đó,  bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho đọc giả những lời khuyên khi đàm phán với Nhà cung cấp để tạo mối quan hệ tốt đẹp và hợp tác lâu dài giữa đôi bên.

Tầm quan trọng của việc đàm phán nhà cung cấp trong thu mua 

Nhà cung cấp có vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu tạo ra sản phẩm. Từ việc tìm nguồn cung ứng đầu vào giúp tăng cường việc sản xuất đến việc tìm kiếm các lựa chọn tốt hơn cho nguyên liệu thô khi thị trường dần bão hòa, các Doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp của mình để có thể tận dụng tốt nhất sản phẩm mà họ cung cấp. 

Do đó, để có thể hợp tác lâu dài, lời khuyên khi đàm phán với nhà cung cấp là Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch thương lượng hợp lý, linh hoạt nhằm đạt được kết quả tốt nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

>>> Xem thêm: 8 Kỹ năng cần thiết của Nhân viên mua hàng 

loi-khuyen-khi-dam-phan-voi-nha-cung-cap

lời khuyên khi đàm phán với nhà cung cấp

10 Lời khuyên khi đàm phán với nhà cung cấp

Hiểu rõ điều bạn muốn và đối tác muốn

Trước khi bước vào một cuộc đàm phán nhà cung cấp, Doanh nghiệp cần xác định rõ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá cả, ưu đãi, thời gian giao nhận… mà mình mong muốn. Trong suốt quá trình đàm phán nhà chung cấp, cần tránh trường hợp rơi vào thế bị động và để nhà cung cấp áp đặt quyền lợi cho Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cần tìm hiểu về nhà cung cấp, nắm bắt được nhu cầu của họ, thậm chí phải biết chính xác họ cần gì. Từ đó đưa ra kế hoạch về cách đàm phán hiệu quả với từng nhà cung cấp nhằm đạt được thỏa thuận một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Kiên trì trong đàm phán nhà cung cấp

Sự thiếu kiên nhẫn là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Do đó, để có thể có cách đàm phán hiệu quả với nhà cung cấp, Doanh nghiệp cần kiên trì và thật tỉnh táo, đừng vội với lời đề nghị đầu tiên mà nhà cung cấp đưa ra. Bởi vì đó chắc chắn là đề nghị có lợi cho họ và Doanh nghiệp sẽ nhận được ít hơn. 

Phù hợp với lợi ích của đối tác

Sự tương quan lợi ích là mấu chốt cho mối quan hệ hợp tác lâu dài. Do đó, trong một cuộc đàm phán nhà cung cấp, ngoài những lợi ích mà Doanh nghiệp mong muốn đạt được thì cũng cần cân bằng với mong muốn của nhà cung cấp. Đáp ứng nhu cầu hợp lý từ phía đối tác nhằm mang lại sự thành công cho cả hai bên.

Đừng “tự đào mồ chôn mình”

Trong đàm phán nhà cung cấp, cần biết tiến và lùi đúng lúc, Doanh nghiệp có thể nhượng bộ khi cần thiết. Không nên dành mọi lợi ích về phía mình mà hãy để nhà cung cấp nhận được lợi ích hợp lý của họ. Tuy nhiên, sự nhượng bộ cũng cần có giới hạn, không nên nhượng bộ những điểm quan trọng, tránh trường hợp Doanh nghiệp đánh mất lợi ích cốt lõi của mình.

Giữ giới hạn đàm phán của chính mình nhưng vẫn phải linh hoạt

Một cuộc đàm phán nhà cung cấp có thể được ví như một cuộc đấu giá do giá cả cứ liên tục tăng dần. Điều này rất phổ biến trong kinh doanh. Vì thế, Doanh nghiệp cần xác định và ghi nhớ điểm giới hạn của chính mình nhưng vẫn phải linh hoạt, tuyệt đối không để bị cuốn vào vòng xoáy giá cả tăng dần. Doanh nghiệp phải biết khả năng tài chính của mình và cho phép chấp nhận điều kiện giá cả nào.

Loại bỏ suy nghĩ người thắng kẻ thua trong khi đàm phán nhà cung cấp

lời khuyên khi đàm phán với nhà cung cấp

lời khuyên khi đàm phán với nhà cung cấp

Để cả hai bên có cơ hội hợp tác lâu dài, Doanh nghiệp không nên quá rạch ròi việc người thắng kẻ thua trong một cuộc đàm phán kinh doanh. Cách tư duy này dễ dàng mang lại thành công hơn. Doanh nghiệp và nhà cung cấp có thể cùng nhau thương lượng và trao đổi để mang lại lợi ích cho cả hai bên. 

Có phương án thỏa hiệp khả thi

Đến với cuộc đàm phán nhà cung cấp, chắc chắn Doanh nghiệp và nhà cung cấp đều chuẩn bị các điều kiện và hy vọng đối phương chấp nhận chúng. Trong đó có những điều kiện vô cùng quan trọng đối với việc kinh doanh của mỗi bên nhưng lại không mang lại lợi ích cho bên kia. Do đó, để hướng đến kết quả tốt đẹp, cả hai bên cần có phương án thỏa hiệp khả thi, linh hoạt.

Không nên giảm bớt lợi ích cốt lõi của bạn

Không bao giờ được giảm bớt lợi ích cốt lõi, đây là quy tắc cơ bản trong kinh doanh. Nếu một Doanh nghiệp dễ dàng cắt bớt giá trị cốt lõi trong điều khoản sẽ khiến uy tín bị suy giảm, cả hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh đó, điều đó cũng khiến đối tác hoài nghi khả năng và độ tin cậy của Doanh nghiệp vì họ thấy rằng Doanh nghiệp đã không đưa ra được cách giải quyết tốt nhất ngay từ ban đầu.

Hãy nắm chắc “vũ khí” của bạn

Trong trường hợp Doanh nghiệp đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn thì hãy thoải mái với nó. Đừng bao giờ hạ mình hay phải lo lắng trước nhà cung cấp, nếu không họ sẽ tìm cách đạt được nhiều lợi ích hơn bằng việc đòi Doanh nghiệp thay đổi những điểm bất lợi của họ trong đàm phán. Trường hợp cuộc đàm phán nhà cung cấp không thành công thì cũng hãy yên tâm rằng một cuộc giao dịch khác sẽ đến, chỉ là vấn đề về thời gian, hãy kiên trì với quyết định ban đầu.

Ngay khi đạt được bất kì điều khoản nào hãy ghi nhớ ra giấy

Sau khi đạt được thỏa thuận, Doanh nghiệp cần xác nhận lại các điều khoản và hợp pháp các điểm đó ra giấy trước khi tiếp tục đàm phán. Bởi vì thông thường một cuộc đàm phán nhà cung cấp sẽ diễn ra rất lâu và có nhiều thứ thay đổi, sự căng thẳng sẽ khiến Doanh nghiệp chóng quên hoặc nhầm lẫn.

Trên đây là 10 lời khuyên khi đàm phán với Nhà cung cấp. Hi vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn đọc những kiến thức và góc nhìn mới để giúp Doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.

Làm việc với nhà cung cấp dễ dàng với hệ thống mua hàng E-Procurement 

lời khuyên khi đàm phán với nhà cung cấp

lời khuyên khi đàm phán với nhà cung cấp

E-Procurement là giải pháp mua hàng dành cho Doanh nghiệp được NextPro phát triển dựa trên việc số hóa quy trình mua hàng truyền thống. Nếu E-Commerce là hình thức mua hàng B2C thì E-Procurement là giải pháp mua hàng trực tuyến dành cho B2B. Do đó, từ khi xuất hiện E-Procurement đã trở thành cầu nối đáng tin cậy trong quá trình làm việc giữa Doanh nghiệp và nhà cung cấp. Với các tính năng nổi bật được tích hợp trong hệ thống E-Procurement như:

  • Dữ liệu mua hàng được lưu trữ và đồng bộ hóa trên nền tảng đám mây giúp Doanh nghiệp dễ dàng quản lý và tránh sai sót trong quá trình vận hành.
  • Tính năng mở rộng yêu cầu chào giá đến nhà cung cấp trong cùng một danh mục ngành hàng giúp nhân viên mua hàng có thêm nhiều lựa chọn phù hợp cho đơn hàng.
  • Hệ thống được tích hợp tính năng so sánh và tổng hợp giá giúp nhân viên mua hàng dễ dàng phân tích và lựa chọn nhà cung cấp đưa ra mức giá phù hợp.
  • Thêm vào đó, hệ thống còn có tính năng tự động thương lượng giá và đấu thầu, hai tính năng này sẽ giúp nhân viên mua hàng có thể thương lượng online với nhà cung cấp để chọn mức giá tốt nhất.

Nếu có nhu cầu và mong muốn trải nghiệm hệ thống, Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với NextPro để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan:

Giải pháp hỗ trợ chuyển đối số cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành Logistics

__________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement là giải pháp mua hàng dành cho Doanh nghiệp được NextPro phát triển dựa trên việc số hóa quy trình mua hàng truyền thống. Hệ thống là cầu nối đáng tin cậy trong quá trình làm việc giữa Doanh nghiệp và nhà cung cấp.

Bình luận (0 bình luận)