Cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý mua hàng hiệu quả, các Nhà lãnh đạo càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và đầu tư giải pháp mua hàng phù hợp. Không phải phần mềm nào cũng là một giải pháp hữu hiệu để quản lý Doanh nghiệp.

Khác biệt giữa E-Sourcing và E-Procurement

Trong quy trình mua hàng Doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như  lập kế hoạch, chiến lược mua hàng, tìm kiếm nhà cung cấp, mua hàng, quản lý chi phí,… Do đó, Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ để vận hành và quản lý bộ phận mua hàng hiệu quả. Trong các giải pháp công nghệ dùng trong lĩnh vực mua hàng, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn hai phần mềm E-Sourcing và E-Procurement. Thực chất, khác biệt giữa E-Sourcing và E-Procurement nằm chức năng của mỗi hệ thống. 

E-Sourcing là gì?

khac-biet-giua-e-sourcing-va-e-procurement

Sourcing là việc tìm kiếm nguồn cung ứng cho Doanh nghiệp. Nó là một hoạt động nhỏ trong toàn bộ quy trình mua hàng bao gồm các hoạt động chính như tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng, thu thập thông tin nhà cung cấp, đánh giá nhà cung cấp, tổ chức đấu thầu, trao đổi hợp đồng. 

E-Sourcing là một hệ thống cho phép tìm kiếm nguồn cung ứng trên nền tảng kỹ thuật số. Thông qua nền tảng này, người mua hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn, mở rộng mạng lưới nhà cung cấp tiềm năng. Ngoài ra, nhân viên mua hàng có thể tiến hành yêu cầu báo giá, đấu thầu, đánh giá và trao đổi hợp đồng với nhà cung cấp ngay trên nền tảng này. 

E-Procurement là gì?

khac-biet-giua-e-sourcing-va-e-procurement

Procurement là quá trình lên kế hoạch, xây dựng chiến lược và duy trì hoạt động thu mua trong Doanh nghiệp một cách hợp lý. Hoạt động mua hàng của Doanh nghiệp bao gồm các bước: Tạo yêu cầu mua hàng, phê duyệt, tìm kiếm nhà cung cấp, mua hàng, nhận hàng và thanh toán. Do đó, Procurement sẽ bao gồm cả Sourcing và Purchasing.

E-Procurement là giải pháp mua hàng cho Doanh nghiệp được hệ thống hóa từ quy trình mua hàng truyền thống. Bên trong hệ thống được tích hợp các tính năng hỗ trợ cho việc mua hàng của Doanh nghiệp. E-Procurement chỉ giới hạn ở việc quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn hàng và quản lý chi phí mua hàng. Do đó, nhân viên mua hàng muốn tìm kiếm và mở rộng nhà cung cấp tiềm năng buộc phải tìm kiếm trên các sàn Marketplace, E-Commerce…

Điểm khác biệt giữa E-Sourcing và E-Procurement

khac-biet-giua-e-sourcing-va-e-procurement

E-Sourcing chủ yếu được nhân viên mua hàng sử dụng để mở rộng và tìm kiếm nguồn cung ứng. Hệ thống có thể hợp nhất đề xuất, báo giá và giá thầu từ các nhà cung cấp khác nhau để dễ so sánh, từ đó giúp giảm chi tiêu bất thường và thực hiện tiết kiệm ngân sách. Với E-Sourcing, các công ty có thể tiếp cận các nhà cung cấp khác nhau từ khắp nơi trên thế giới cung cấp mức giá hợp lý và các mặt hàng chất lượng cao.

Mặc khác, E-Procurement là giải pháp cho hoạt động mua hàng từ các nhà cung cấp có sẵn. Hoạt động trong E-Procurement cần sự tham gia, phối hợp của nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau trong Doanh nghiệp. Quy trình mua hàng chuẩn của Doanh nghiệp được hệ thống hóa trên nền tảng này. Người mua hàng có thể căn cứ vào những dữ liệu về đơn hàng, nhà cung cấp lưu trữ trên hệ thống để theo dõi tiến độ công việc cung như đưa ra những kế hoạch mua hàng tốt nhất cho Doanh nghiệp. 

Tối ưu hóa mua hàng Doanh nghiệp với giải pháp mua hàng E-Procurement

Cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý mua hàng hiệu quả, các Nhà lãnh đạo càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và đầu tư giải pháp mua hàng phù hợp. Không phải phần mềm nào cũng là một giải pháp hữu hiệu để quản lý Doanh nghiệp. Nếu đầu tư sai đồng nghĩa với Doanh nghiệp có thể sẽ chịu những tổn thất nghiêm trọng. Do vậy, để ứng dụng đúng các giải pháp công nghệ, trước hết, Nhà lãnh đạo cần hiểu rõ những vấn đề đang tồn đọng trong quy trình mua hàng của Doanh nghiệp.

>>> Tham khảo thêm: Phương pháp quản lý mua hàng hiệu quả cho Doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp có chi phí dành cho mua hàng lớn, khó kiểm soát chi phí đầu vào. 

Quy trình mua hàng kéo dài gây ra nhiều bất cập cho nhân viên mua hàng.

Doanh nghiệp đang gặp tình trạng “thất thoát, lãng phí” bởi các chiêu trò “dark purchasing”

Nếu Doanh nghiệp của bạn đang gặp các vấn đề trên, bạn nên thử E-Procurement của NextPro ngay!

khac-biet-giua-e-sorcing-và-e-procurement

E-Procurement của NextPro là giải pháp mua hàng trực tuyến cho Doanh nghiệp được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua hàng. Hệ thống là một không gian số được tối ưu từ quy trình mua hàng chuẩn của Doanh nghiệp. Bên trong E-Procurement được tích hợp các tính năng thông minh như thông báo tự động, thương lượng giá, đấu thầu trực tuyến,… cho phép quá trình trao đổi giữa người mua hàng với các bên nội bộ hay nhà cung cấp được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

>>> Khám phá các tính năng ưu việt của E-Procurement— Click ngay!

Với E-Procurement của NextPro, Doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro trong quá trình mua hàng, giúp cho quá trình vận hành mua hàng được trơn tru và thuận tiện nhất. Đồng thời, Nhà lãnh đạo có thể kiểm soát nhu cầu và chi phí đầu vào hiệu quả. 

Qúy Doanh nghiệp quan tâm và mong muốn trải nghiệm thực tế giải pháp E-Procurement của NextPro, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. 

“Kiến tạo không gian mua hàng số với E-Procurement của NextPro”

Bài viết liên quan:

Sự khác biệt giữa E-Commerce và E-Procurement

E-Procurement là gì? Khác nhau giữa Procurement và Purchasing

6 khác biệt giữa mua hàng truyền thống và E-Procurement

___________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

E-Procurement của NextPro là giải pháp mua hàng trực tuyến cho Doanh nghiệp được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua hàng. Hệ thống là một không gian số được tối ưu từ quy trình mua hàng chuẩn của Doanh nghiệp.

Bình luận (0 bình luận)