Giữa E-Procurement và E-commerce có sự khác biệt rõ rệt. Đối với E-Procurement, quy trình trao đổi chủ yếu là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà cung ứng với nhà thu mua. Còn mua hàng điện tử ngày nay bao gồm tất cả các hoạt động đều được thực hiện dựa trên nền tảng trực tuyến, từ tìm kiếm từ khóa.

Khác biệt giữa E-Commerce và E-Procurement

E-Procurement và E-Commerce đều được sử dụng trong thương mại B2B. Tuy nhiên hai hệ thống này có quy trình hoạt động và mục đích sử dụng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa E-Commerce và E-Procurement thông qua bài viết sau.

E-Commerce là gì?

su-khac-biet-giua-e-commerce-va-e-procurement

Khác biệt giữa E-Commerce và E-Procurement

E-Commerce (Thương mại điện tử) là quá trình mua bán, trao đổi diễn ra trên nền tảng trực tuyến. Đây là mô hình kinh doanh cho phép công ty và cá nhân thực hiện kinh doanh thông qua một nền tảng. Khách hàng có thể lựa chọn thanh toán cho người bán qua 2 phương thức là bằng tiền mặt hoặc gián tiếp qua Internet Banking/ví điện tử. Trong E-Commerce bao gồm 5 loại hình chính bao gồm:

  • B2B: Business to Business E-commerce: Mô hình này tập trung vào việc cung cấp hàng hóa/dịch vụ từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp. 
  • B2C: Business to Consumer E-Commerce: Đây là hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm/dịch vụ cho các cá nhân trên nền tảng trực tuyến. 
  • C2C: Consumer to Consumer E-Commerce: Mô hình kết nối người tiêu dùng đến người tiêu dùng. 
  • C2B: Consumer to Business E-Commerce: Đây là nền tảng kết nối dịch vụ/sản phẩm của một cá nhân cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu.
  • B2G: Government/Public administration E-Commerce: Mô hình này dành cho các doanh nghiệp có khách hàng duy nhất là chính phủ hoặc hành chính công. 

Với sự bùng nổ của Internet, E-Commerce đang dần trở thành “miếng đất màu mỡ” giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp, cá nhân có thể phát triển và mở rộng kinh doanh. Một số sàn E-Commerce lớn tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki,… Hiện nay, Xu hướng mua hàng trực tuyến tại Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Trong năm 2022, số lượng đơn hàng của người tiêu dùng Việt đã lên đến hơn 51 triệu đơn, tăng 13,5% so với năm ngoái. Tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12,42 tỷ USD và theo Google và Bain & Company dự đoán sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ vào năm 2025. 

E-Procurement là gì?

su-khac-biet-giua-e-commerce-va-e-procurement

Khác biệt giữa E-Commerce và E-Procurement

E-Procurement (mua hàng trực tuyến) là một quá trình trao đổi, mua bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B). Nó là hệ thống khép kín của người mua hàng và nhà cung cấp. Hệ thống được phát triển để giải quyết các vấn đề rủi ro trong quá trình mua hàng của doanh nghiệp. Sử dụng E-Procurement giúp các doanh nghiệp có thể rút ngắn quy trình mua hàng, tăng tính minh bạch và  tiết kiệm chi phí đầu vào hiệu quả.

E-Procurement lần đầu tiên được sử dụng bởi Công ty IBM cho nhà máy ở Guadalajara (Mexico). Đây là nhà máy sản xuất laptop IBM lớn nhất thế giới với giá trị sản lượng 1,6 tỷ đô la mỗi năm. Ba năm sau khi áp dụng hệ thống, sản lượng của nhà máy đã tăng đến 3,6 tỷ đô la. 

Sự khác biệt giữa E-Commerce và E-Procurement 

E-Procurement và Ecommerce có những điểm khác nhau rõ rệt. Trước hết, E-Commerce được phát triển dựa trên nhu cầu kinh doanh của người bán. Trong khi đó, E-Procurement dựa trên nhu cầu của người mua và người bán (nhà cung cấp) cần làm nhiều hơn (giảm giá, vận chuyển, bảo hành…) để đáp ứng yêu cầu của người mua hàng. 

Trong mô hình E-Commerce có 3 hệ thống: Máy chủ website để quản lý các cửa hàng trực tuyến, xử lý giao dịch; Cơ sở dữ liệu theo dõi đơn hàng và hệ thống kết nối với kho để xác định đơn hàng, vận chuyển… Bất kỳ ai cũng có thể truy cập và đăng ký sử dụng các nền tảng E-commerce để tiến hành mua sắm theo nhu cầu. 

Mặc khác, E-Procurement là quy trình trao đổi giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, giữa nhà cung cấp và nhà thu mua. Hệ thống này chỉ cho phép những người dùng đã đăng ký với đơn vị cung cấp mới được sử dụng. Các Doanh nghiệp có thể sử dụng E-Procurement dựa trên đám mây để tự động hóa quy trình mua hàng. Bên trong E-Procurement, người mua hàng có thể tiến hành quản lý quy trình mua hàng, quản lý dữ liệu, hợp đồng, quản lý chi phí mua hàng. Đồng thời, người mua hàng có thể thỏa thuận với nhà cung cấp thông qua các tính năng đấu thầu trực tuyến, thương lượng tự động,…

Chuyển đổi mua hàng Doanh nghiệp với E-Procurement

NextPro là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp mua hàng hàng đầu cho các Doanh nghiệp. Thấu hiểu những rủi ro và khó khăn trong quá trình quản lý và vận hành mua hàng của Doanh nghiệp, NextPro đã nghiên cứu và phát triển hệ thống E-Procurement. Đây là giải pháp giúp cho các Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình mua hàng, hỗ trợ quản lý đơn hàng và chi phí mua hàng hiệu quả.

Đặc biệt, so với các hệ thống của đối thủ, E-Procurement của NextPro được tích hợp các tính năng ưu việt như thương lượng tự động, đấu thầu trực tuyến tạo điều kiện cho nhân viên mua hàng có thể thỏa thuận với nhà cung cấp với mức giá tốt nhất.

>>> Khám phá các tính năng nổi bật bên trong E-Procurement của NextPro – TẠI ĐÂY! 

su-khac-biet-giua-e-commerce-va-e-procurement

Khác biệt giữa E-Commerce và E-Procurement

Doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát chi phí mua hàng?

Phòng mua hàng của bạn đang quản lý nhà cung cấp bằng cách “thủ công”?

Quy trình mua hàng của Công ty bạn quá phức tạp, nhiều thủ tục?

Nếu Doanh nghiệp bạn đang gặp các vấn đề trên, NextPro tin chắc bạn nên thử E-Procurement ngay! Quý Khách hàng có nhu cầu trải nghiệm thử hệ thống, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE 0903 799 826 để được hỗ trợ.

“NextPro mang đến giải pháp E-Procurement hàng đầu cho Doanh nghiệp Việt”

Bài viết liên quan:

E-Procurement là gì? Khác nhau giữa Procurement và Purchasing

6 khác biệt giữa mua hàng truyền thống và E-Procurement

________________________________________________________________________________________________________

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CUNG ỨNG QUỐC TẾ NEXTPRO 

Thấu hiểu những rủi ro và khó khăn trong quá trình quản lý và vận hành mua hàng của Doanh nghiệp, NextPro đã nghiên cứu và phát triển hệ thống E-Procurement. Đây là giải pháp giúp cho các Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình mua hàng, hỗ trợ quản lý đơn hàng và chi phí mua hàng hiệu quả.

Bình luận (0 bình luận)